Bế tắc xoay quanh Cơ chế phát triển sạch

Vòng đàm phán thứ hai về biến đổi khí hậu do Liên hiệp quốc tổ chức diễn ra ở thành phố Bonn (Đức) đã kết thúc vào ngày 15-6 nhưng chưa khai thông được bế tắc xoay quanh Cơ chế phát triển sạch (CDM), yếu tố chính trong thỏa thuận mới phải được thông qua vào năm 2015 để có hiệu lực vào năm 2020, thời điểm Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực gia hạn.

Vòng đàm phán thứ hai về biến đổi khí hậu do Liên hiệp quốc tổ chức diễn ra ở thành phố Bonn (Đức) đã kết thúc vào ngày 15-6 nhưng chưa khai thông được bế tắc xoay quanh Cơ chế phát triển sạch (CDM), yếu tố chính trong thỏa thuận mới phải được thông qua vào năm 2015 để có hiệu lực vào năm 2020, thời điểm Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực gia hạn.

Các nước giàu như Mỹ, Nhật Bản... ủng hộ thiết lập CDM dựa trên cơ sở thị trường để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính càng rẻ càng tốt. Các nước đang phát triển lại tỏ ra thận trọng với vấn đề này, yêu cầu phân tích toàn diện những khái niệm trong thỏa thuận như “giảm thiểu, thích nghi, tài trợ, chuyển giao công nghệ, xây dựng khả năng” và sự minh bạch về các nguồn hỗ trợ, cũng như khái niệm “đóng góp”.

Các nước phát triển tập trung quá nhiều vào vấn đề giảm thiểu, nhưng lại phớt lờ cam kết hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển.

CHI HẠNH

Tin cùng chuyên mục