Mới đây, việc các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy kịp thời mang 5 lọ thuốc BAT (Botulism Antitoxin Heptavalent) rất quý hiếm ra Quảng Nam để điều trị các ca ngộ độc chất Botulinum sau khi ăn cá chép muối ủ chua đã giúp người bệnh qua cơn nguy hiểm. Qua đó cũng cho thấy, nhiều bệnh viện chưa thể mua sắm, dự trữ các loại thuốc hiếm, thuốc đặc trị, thuốc giải độc chuyên biệt… Về vấn đề này, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế (ảnh).
Sau hơn 2 tháng bị hư và không thể sửa chữa do vướng các quy định đấu thầu, mua sắm, đến ngày 23-3, nhờ thực thi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị quyết 30/NQ-CP nhiều máy móc tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã được sửa chữa và hoạt động trở lại; người bệnh đã vơi bớt khó khăn, lo lắng khi phải đi khám chữa bệnh.
Sáng 23-3, TS-BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, 3 bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum do ăn cá muối ủ chua tại Quảng Nam sẽ được bệnh viện miễn phí thuốc BAT (Botulism Antitoxin Heptavalent). Thuốc này có giá 8.000USD/lọ, quý hiếm trên thế giới.
Trước tình hình virus Marburg đang có dấu hiệu bùng phát tại khu vực Tây Phi nhưng chưa có vaccine phòng ngừa, thuốc điều trị đặc hiệu, TS-BS Phùng Mạnh Thắng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có những chia sẻ về nguồn lây nhiễm bệnh, triệu chứng bệnh, khả năng lây lan và cách phòng tránh.
Thuốc BAT (Botulism Antitoxin Heptavalent) giải độc Botulinum chỉ có duy nhất một công ty tại Canada sản xuất, thuộc loại quý hiếm và đắt đỏ trên thế giới.
Chiều 21-3, TS-BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết, sau hơn 3 ngày phối hợp điều trị cùng các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy, sức khỏe các bệnh nhân ngộ độc do ăn cá chép ủ chua đã tiến triển tốt hơn, chỉ còn một bệnh nhân phải thở máy.
Ngày 19-3, TS-BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa có công văn về việc tăng cường biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm trước nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc khi người dân có thói quen sử dụng thức ăn truyền thống như thực phẩm lên men.
Kể từ 2 ca ghép thận đầu tiên vào ngày 28 và 29-12-1992, đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện 1.127 ca ghép thận với tỷ lệ thành công cao tương đương các nước trên thế giới.
Chiều 14-3, PGS-TS Lâm Việt Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, sau 112 ngày điều trị, 7 lần hội chẩn, 11 lần phẫu thuật, các bác sĩ đã cứu sống bệnh nhân V.M.H. (53 tuổi, ngụ quận Bình Tân) bị xe container cán qua người.
Tin nóng 20H của SGGPO ngày 6-3 có các thông tin: Thêm phụ huynh bị lừa 200 triệu đồng vì chiêu trò "có con cấp cứu"; Hoãn phiên xét xử vụ bán rẻ 2 dự án Khu dân cư Phước Kiển và Ven Sông; Khởi tố cô giáo mầm non bạo hành trẻ nhiều ngày liền; Phát hiện quả bom nặng 150kg còn ngòi nổ…
Anh M.T.D. và anh T.M.H. là 2 phụ huynh có con đang cùng học tại một trường quốc tế đều nhận được điện thoại báo con của họ đi học bị té chấn thương sọ não và đang lên ca mổ gấp, nên người nhà chuyển khoản tiền để thầy giáo đóng tiền cho cháu.
Dù đối diện với hàng loạt tình huống bất cập, khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh vì thiếu trang thiết bị y tế, thuốc men, nhưng các bác sĩ của 2 bệnh viện hạng đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Việt Đức, không ngừng nỗ lực ghép tạng xuyên Việt để hồi sinh lại những cuộc đời.
Dù đối diện với hàng loạt tình huống bất cập, khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh vì thiếu trang thiết bị y tế, thuốc men, nhưng các bác sĩ của 2 bệnh viện hạng đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Việt Đức, không ngừng nỗ lực ghép tạng xuyên Việt để hồi sinh lại những cuộc đời.
Số lượng bệnh nhân nhiễm độc cấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy tăng lên đến 1.500 - 2.000 bệnh nhân/năm. Trong đó, nhóm ngộ độc do các loại hóa chất (thuốc tân dược và thuốc bảo vệ thực vật) ngày càng tăng.
Ngày 25-2, đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng các đơn vị y tế trên địa bàn TPHCM nhân Kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2023). Tham gia cùng đoàn có Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận.
“Sau này, nếu lỡ mình có mất đi, chắn chắn sẽ không còn gì. Dù là hỏa thiêu, hay chôn cất như truyền thống thì cuối cùng cũng chỉ là tro bụi mà thôi. Thế nên, em không hề đắn đo khi đăng ký hiến tạng”. Cây bút trẻ Lê Bùi Thị Thảo Nguyên (32 tuổi - tác giả cuốn sách Tôi cần một cái khuôn khác méo mó cũng được) chia sẻ về quyết định vô cùng nghiêm túc của mình cách đây 5 năm.
AstraZeneca Việt Nam và Bệnh viện Chợ Rẫy vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác cho giai đoạn 2023-2025 nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bệnh nhân tại TPHCM và khu vực phía Nam.