Trục quay của bất kỳ vật thể nào đều chịu ảnh hưởng từ sự phân bố trọng lượng của nó. Sự phân bố trọng lượng của Trái đất luôn thay đổi bởi lớp lõi nóng chảy của hành tinh và sự biến dạng bề mặt.
Các nhà khoa học đặc biệt tập trung vào thay đổi ở trục nghiêng của Trái đất trong thập niên 1990, trước khi có dữ liệu vệ tinh. “Họ dựa vào những quan sát về nước, bao gồm kết quả đo khối lượng băng mất đi và dữ liệu về nước ngầm được bơm để phục vụ nhu cầu sử dụng của con người, kết hợp với nghiên cứu về sự trôi dạt của cực Trái đất”, Liên đoàn Địa vật lý Mỹ (AGU) cho biết.
Theo nghiên cứu, từ năm 1995 đến năm 2020, tốc độ di chuyển của cực Trái đất tăng khoảng 17 lần so với tốc độ trung bình trong thời gian từ năm 1981 đến năm 1995. Kết hợp với dữ liệu nước, các nhà nghiên cứu nhận thấy phần lớn hoạt động di chuyển của các cực được thúc đẩy bởi hiện tượng mất nước ở vùng cực, cụ thể là băng tan chảy trên đất liền và đổ ra đại dương, và một phần nhỏ do con người bơm nước ngầm để sử dụng.
Theo AGU, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu mới có thể giúp các nhà khoa học theo dõi chuyển động của nước trước khi có dữ liệu vệ tinh về sự thất thoát băng và hoạt động sử dụng nước ngầm.
Các tin, bài viết khác
-
Nghiên cứu mới hỗ trợ điều trị tổn thương não ở trẻ sơ sinh
-
Tiêu dùng thực phẩm hướng đến mục tiêu xanh
-
Luật Tây Ban Nha: Tất cả quan hệ tình dục không đồng thuận là hiếp dâm
-
Hai nghệ sĩ Việt Nam bị bắt tại Tây Ban Nha vì cáo buộc hiếp dâm
-
Canada gia hạn các biện pháp phòng chống Covid-19 ở biên giới
-
Thách thức kỹ thuật số
-
Hàn Quốc tăng 5% mức lương tối thiểu
-
Iran bắt giữ tướng bị cáo buộc làm gián điệp cho Israel
-
Ấn Độ siết chặt lệnh cấm đồ nhựa sử dụng một lần
-
Đảm bảo an ninh lương thực bằng công nghệ ở Algeria