Tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2006

Bỏ điểm thưởng đối với học sinh tốt nghiệp loại giỏi

Hội nghị Thi và tuyển sinh toàn quốc năm 2006 (thi phổ thông, tuyển sinh THCN và tuyển sinh đại học, cao đẳng – ĐH, CĐ) qua mạng và cầu truyền hình vừa diễn ra tại 7 điểm: Hà Nội, TPHCM, Vinh, Huế, Cần Thơ, Tây Bắc và Tây Nguyên với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT), các sở GD-ĐT và các trường ĐH, CĐ trên cả nước. Mặc dù đây là hội nghị “3 trong 1”, nhưng hầu hết thời gian của hội nghị chỉ dành để bàn thảo về tuyển sinh ĐH, CĐ.
Bỏ điểm thưởng đối với học sinh tốt nghiệp loại giỏi

Hội nghị Thi và tuyển sinh toàn quốc năm 2006 (thi phổ thông, tuyển sinh THCN và tuyển sinh đại học, cao đẳng – ĐH, CĐ) qua mạng và cầu truyền hình vừa diễn ra tại 7 điểm: Hà Nội, TPHCM, Vinh, Huế, Cần Thơ, Tây Bắc và Tây Nguyên với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT), các sở GD-ĐT và các trường ĐH, CĐ trên cả nước. Mặc dù đây là hội nghị “3 trong 1”, nhưng hầu hết thời gian của hội nghị chỉ dành để bàn thảo về tuyển sinh ĐH, CĐ.  

  • Chỉ bỏ điểm thưởng đối với học sinh giỏi 
Bỏ điểm thưởng đối với học sinh tốt nghiệp loại giỏi ảnh 1
Các đại biểu dự hội nghị thi và tuyển sinh năm 2006. Ảnh: MAI HẢI

Vấn đề bỏ điểm thưởng đối với học sinh giỏi (HSG) trong kỳ thi tuyển sinh ĐH tiếp tục trở thành chủ đề “nóng” tại hội nghị thi và tuyển sinh 2006. Hầu hết các ý kiến của các đại biểu đều tán thành với việc bỏ điểm thưởng đối với HS tốt nghiệp THPT loại giỏi.
 
Nhiều đại biểu cho rằng, con số thống kê vừa qua của Bộ GD-ĐT khiến dư luận sửng sốt: chỉ sau 2 năm (2003 - 2005), số HS tốt nghiệp loại giỏi trên toàn quốc đã tăng hơn gấp đôi, mà trong điều kiện giáo dục còn nhiều bất cập thì tốc độ phát triển HSG đột biến đã phản ánh không đúng thực chất học tập. Tỷ lệ HSG tăng chóng mặt nhưng kết quả thi ĐH, CĐ lại rất thấp, số thí sinh được điểm thưởng nhưng kết quả thi dưới trung bình (tổng 3 môn dưới 15 điểm) chiếm tỷ lệ khá cao. Thậm chí 263 em bị 1 đến 3 điểm 0. Từ kết quả nghiên cứu số liệu thống kê, ý kiến các cán bộ quản lý giáo dục và dư luận xã hội, nhiều đại biểu tán thành việc bỏ quy định điểm thưởng với HS tốt nghiệp THPT loại giỏi, ngay trong kỳ tuyển sinh 2006.
 
Tuy nhiên, đối với trường hợp HSG quốc gia và quốc tế vẫn còn những ý kiến tranh luận khá gay gắt. TS. Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng, trước đây, qui định về việc cộng điểm thưởng mang tính khuyến khích các học sinh đoạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia và tốt nghiệp THPT loại giỏi.
Tuy nhiên, thực tế những năm vừa qua qui định này đã bị lạm dụng và lợi dụng ở khá nhiều trường hợp, không còn phản ánh chính xác thực lực của một số HS được hưởng ưu đãi này. Vì vậy, trước mắt đề nghị vẫn giữ việc cộng điểm thưởng cho HS đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn HSG quốc gia vào điểm thi ĐH, bỏ quy định cộng điểm thưởng cho HS tốt nghiệp THPT loại giỏi.

Tán thành ý kiến của TS Nghĩa, TS Lý Văn Xuân - Trưởng phòng ĐT ĐH Y dược TPHCM có cùng ý kiến: Về lâu dài, cần có chuẩn đánh giá thống nhất trong thi tốt nghiệp và kết quả học tập ở các bậc học phổ thông để có thể sử dụng một cách chính xác, công bằng không chỉ trong thi ĐH mà còn trong các mục tiêu khác (xin học bổng, xin việc, đi học nước ngoài...). Phân vân về việc bỏ hẳn điểm thưởng, TS Mai Trọng Nhuận, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đưa ra phương án giảm số điểm được thưởng xuống 1 điểm hoặc 0,5 điểm. 

  • Thi trắc nghiệm: quy trình quá phức tạp 

Sau đợt thi thử toàn quốc môn trắc nghiệm vừa qua, tuy không có sự cố đáng tiếc nào nhưng hầu hết các sở GD-ĐT địa phương đều “mệt nhoài” với việc in sao đề thi, tổ chức coi thi với quy trình rất phức tạp. Phản đối ý kiến cho rằng cần phải thu đề thi và giấy nháp của thí sinh trong môn thi trắc nghiệm vì để đảm bảo bí mật ngân hàng đề thi, Th.S Huỳnh Kim Tín, Trưởng phòng Đào tạo ĐH BC Tôn Đức Thắng TPHCM cho rằng, nếu kết thúc giờ thi trắc nghiệm phải thu lại cả đề thi và bài làm thì sẽ rất phức tạp, dễ xảy ra nhầm lẫn. Vì vậy, không cần thiết phải thu lại đề thi. Đại diện các trường ĐH cũng đề nghị Bộ GD-ĐT làm rõ các quy trình tổ chức thi trắc nghiệm thật chi tiết để tránh tâm trạng bối rối cho thí sinh và các giám thị.
 
Nhìn ở tầm xa hơn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương Nguyễn Văn Lê cho rằng, thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ thì ổn, nhưng đối với các môn khác thì cần cân nhắc thêm vì phương pháp thi này không đánh giá được sự sáng tạo của thí sinh, nhất là ở các môn khoa học xã hội.

  •  Điểm sàn gây khó cho các trường dân lập 

Điểm sàn, được xem là bước đột phá trong thi cử ra đời từ mùa tuyển sinh 2004, nhưng đến nay, vấn đề điểm sàn luôn là điều băn khoăn của các trường ĐH ngoài công lập tại hội nghị. TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH DL Hồng Bàng, đại diện cho các trường ĐH ngoài công lập tại TPHCM tiếp tục “kêu”: Điểm sàn như hiện nay khiến các trường ngoài công lập khốn khó, hầu hết đều rơi vào tình trạng “sống sót” sau mỗi mùa tuyển sinh, và ông đề nghị bộ xem xét lại vấn đề điểm sàn đối với các trường ngoài công lập… ª

 LINH AN - ĐINH LAN

 Sau một buổi bàn thảo với nhiều ý kiến đóng góp cho tuyển sinh tại cầu truyền hình và qua mạng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã đi đến kết luận cuối cùng:
 
Về cơ bản, phương án thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ 2006 sẽ tuân thủ như năm 2005. Bỏ điểm thưởng đối với học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi. Đối với học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, các em được quyền tuyển thẳng vào đúng ngành nghề quy định, nếu không sử dụng quyền này sẽ vẫn được cộng điểm thưởng vào kết quả thi.

Tăng phân cấp cho các trường ĐH, CĐ, các sở GD-ĐT về vấn đề thi tuyển đầu vào. Riêng tuyển sinh lớp 10, phân cấp hoàn toàn cho các địa phương; đề thi tiếp tục cải tiến theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản góp phần điều chỉnh cách dạy và học mang tính tiêu cực trước nay.
 
Năm 2006, thi tốt nghiệp PTTH và tuyển sinh ĐH môn ngoại ngữ bằng phương pháp trắc nghiệm và những năm tiếp theo sẽ thi những môn khác; tiếp tục giữ điểm sàn và tính toán để đảm bảo chất lượng giáo dục không quá thấp nhưng phải tính đến cơ cấu vùng miền…

Tin cùng chuyên mục