Buôn Ma Thuột sẽ là "Thành phố cà phê thế giới"

Thành phố Buôn Ma Thuột là “Thành phố cà phê thế giới”, trung tâm đô thị vùng, trung tâm văn hóa, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Bảo tàng thế giới cà phê Buôn Mê Thuột
Bảo tàng thế giới cà phê Buôn Mê Thuột

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1750/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, tỉnh Gia Lai là trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Quy hoạch cũng đặt mục tiêu đưa tỉnh Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên. Đến năm 2050, tỉnh Gia Lai là “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”, điểm đến sinh thái, khác biệt và độc đáo, là vùng đất xanh, giàu bản sắc văn hóa. Về xã hội, tỉnh Gia Lai mang đặc trưng vùng sinh thái nhân văn cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.

Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1747/QĐ-TTg phê duyệt. Trong đó, tỉnh xác định phương châm phát triển du lịch là “ba quốc gia, một điểm đến”. Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đắk Lắk theo hướng chất lượng cao và bền vững, tạo động lực cho sự phát triển của các ngành liên quan dựa trên nền tảng của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số...

Thành phố Buôn Ma Thuột là “Thành phố cà phê thế giới”, trung tâm đô thị vùng, trung tâm văn hóa, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ nông nghiệp quốc tế.

Thành phố Buôn Ma Thuột cũng sẽ trở thành địa bàn trung tâm xuất, nhập khẩu nông sản quy mô lớn (đặc biệt là cà phê) kết nối chặt chẽ với các cảng biển khu vực ven biển miền Trung, Đông Nam bộ; tham gia sâu vào chuỗi, mạng lưới phân phối hàng hóa nông sản quốc tế.

3-ganh-da-dia-xa-an-ninh-dong-6856-2221-1653188298-1420.jpg
Ghềnh Đá Đĩa - vẻ đẹp độc đáo ở Phú Yên

Trong khi đó, theo Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển du lịch tỉnh Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực phát triển kinh tế - xã hội, có hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa. Trong đó, sẽ thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO để xây dựng thương hiệu địa phương trong chiến lược quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch quốc tế, hướng đến việc khai thác và phát huy đồng bộ, toàn diện giá trị các di sản địa chất, di sản văn hóa xã hội lịch sử, đa dạng sinh học một cách bền vững, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin cùng chuyên mục