Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng thành lập tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố công trình. Sau khi có kết quả giám định, Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất giải pháp khắc phục sự cố, đảm bảo tiết kiệm, ổn định lâu dài và hiệu quả.
Như Báo SGGP đã thông tin, vào khoảng 2 giờ sáng ngày 18-2, tuyến đê biển Tây (đoạn đi qua ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây) bị sụp lún với chiều dài khoảng 120m, khiến toàn bộ mặt đường bê tông trên thân đê sụp xuống, có đoạn sâu trên 2m.
Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đê biển Tây từ Tiểu Dừa (giáp ranh với tỉnh Kiên Giang) đến Cái Đôi Vàm dài trên 72km, nguồn vốn trên 1.690 tỷ đồng. Tuyến đê này rất quan trọng trong việc chống sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống của hàng chục ngàn hộ dân phía sau tuyến đê, nhất là vùng ngọt hóa của các huyện Trần Văn Thời, U Minh...
Do khó khăn về nguồn vốn, nên dự án mới triển khai được đoạn từ Tiểu Dừa đến Sông Đốc, dài gần 49km. Đoạn này có nhiều gói thầu và thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng khác nhau. Khu vực bị sụp lún đưa vào sử dụng khoảng cuối năm 2018.
Các tin, bài viết khác
-
Bộ GTVT yêu cầu Cảng HKQT Tân Sơn Nhất chấn chỉnh hiện tượng tăng giá, chèn ép khách đi xe
-
Khánh thành cầu Vàm Xáng bắc qua sông Cần Thơ
-
8 dự án hạ tầng giao thông lớn TPHCM chuẩn bị đầu tư cần bao nhiêu vốn?
-
4 dự án nâng cấp luồng hàng hải cần thêm khoảng 700 tỷ đồng
-
TPHCM: Chuẩn bị đầu tư 8 dự án hạ tầng giao thông lớn
-
Hà Nội cam kết có hơn 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
-
Sóc Trăng bố trí 1.000 tỷ đồng cho dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
-
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM: Xây dựng càng sớm càng tốt
-
Hàng ngàn phương tiện “chôn chân” trên đại lộ Phạm Văn Đồng là do lượng xe tăng đột biến
-
Nhiều người suýt lỡ chuyến bay vì kẹt xe kéo dài trên đại lộ Phạm Văn Đồng hướng về sân bay Tân Sơn Nhất