Các khu vực nỗ lực đẩy lùi suy thoái kinh tế

Các khu vực nỗ lực đẩy lùi suy thoái kinh tế

* ASEAN+3 mở rộng quỹ khu vực lên 120 tỷ USD
* EU mâu thuẫn về kế hoạch chi 5 tỷ euro

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) đã khai mạc tại Phuket, Thái Lan ngày 22-2. Hội nghị tập trung thảo luận tiến trình hội nhập kinh tế, các chính sách và biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng trên toàn cầu cũng như cơ chế giúp bảo vệ các nền kinh tế khu vực trước những biến động mạnh của thị trường bên ngoài.

Các bộ trưởng tài chính ASEAN+3 còn bàn luận về đề nghị mở rộng hợp tác trong lĩnh vực tài chính, nâng quy chế hợp tác từ song phương hiện nay lên thành hợp tác đa phương. Đồng thời chia sẻ quan điểm về việc lập quỹ khu vực cũng như mức đóng góp của từng nước với mục tiêu nâng tổng giá trị quỹ từ 80 tỷ USD lên 120 tỷ USD nhằm đẩy lùi những tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Các khu vực nỗ lực đẩy lùi suy thoái kinh tế ảnh 1

Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Vũ Văn Ninh tham dự Hội nghị ASEAN+3.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Korn Chatikavanij nhấn mạnh, hội nghị sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới thế giới về cam kết của ASEAN+3 trong nỗ lực ngăn chặn tác động của suy thoái kinh tế thế giới thông qua việc đưa ra những giải pháp căn bản và hiệu quả nhất để giúp các nước thành viên vượt qua tình trạng bất ổn hiện nay.

Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan bày tỏ hy vọng hội nghị sẽ thông qua việc thành lập và sớm đưa quỹ khu vực vào hoạt động. Thái Lan cũng kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục ủng hộ kế hoạch mở rộng Sáng kiến Chiang Mai, ra đời năm 2000 với một loạt thỏa thuận song phương được ký kết để chi khẩn cấp từ nguồn quỹ cho nước nào rơi vào khủng hoảng kinh tế.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế đang tác động mạnh tới hầu hết các nền kinh tế. Theo kế hoạch, các đề xuất và nội dung thảo luận tại hội nghị sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14, diễn ra tại Hua Hin, Thái Lan từ ngày 27-2 đến 1-3 tới.

* Bất đồng đang gia tăng giữa 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) về kế hoạch chi tiêu 5 tỷ euro (6,4 tỷ USD) cho các dự án khôi phục kinh tế, nhằm đối phó với tình trạng suy thoái ngày càng trầm trọng. Dự kiến, kế hoạch này sẽ được thông qua tại cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo khối diễn ra ngày 1-3 tới tại Brussels, Bỉ.

Trong khi chỉ còn không đầy 2 tuần nữa để đưa ra quyết định cuối cùng, Đức, Hà Lan và các nước khác đã đặt ra các câu hỏi như số tiền trên sẽ được lấy từ nguồn nào và nên đầu tư vào những dự án nào. Họ cho rằng các quỹ không dự trù trong ngân sách sẽ là đối tượng được nhắm đến, trong khi Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất việc sử dụng ngân sách dành cho nông nghiệp hiện chưa được dùng tới. EC đã soạn thảo một danh sách sơ bộ các dự án được đề xuất, hầu hết tập trung vào các vấn đề năng lượng, như xây dựng lưới điện và đường ống dẫn dầu, các sáng kiến hấp thu và dự trữ carbon, các trang trại năng lượng sức gió... 

P.A. (Theo Bangkok Post, Reuters AFP)

Đọc nhiều nhất

Người biểu tình tuần hành tại Toulouse, Pháp ngày 23-3-2023

“Điểm nóng” mới ở châu Âu

Trong hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), cuộc tổng đình công ở Pháp trở thành “điểm nóng” mới khiến toàn châu Âu lo ngại.

Hồ sơ - tư liệu

Châu Âu cũng còn cảnh rác thải sinh hoạt ngập đường

27-3 là ngày cuối cùng được gia hạn cuộc đình công kéo dài sang tuần thứ 3 của những người thu gom rác phản đối dự Luật Cải cách chế độ hưu trí của Chính phủ Pháp. Lúc này, thủ đô Paris hoa lệ đang ngập trong 10.000 tấn rác thải sinh hoạt.

Chính trường thế giới

Bước đi quan trọng

Vào 19 giờ ngày 26-3 (giờ địa phương, tức 6 giờ ngày 27-3 giờ Việt Nam), 23.648 điểm bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Cuba đã đóng cửa, kết thúc cuộc bầu cử Quốc hội khóa X của nước này.

Chuyện đó đây