Canada nối lại phiên tranh tụng vụ kiện dẫn độ CFO Huawei

Theo Reuters, Tòa án tối cao tỉnh British Columbia của Canada đã nối lại các phiên tranh tụng xử vụ dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính (CFO) của Tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc). 

Trong tuần này, tòa sẽ xem xét các hành vi của cảnh sát Canada và các nhân viên thuộc Cơ quan Biên phòng trong vụ bắt giữ bà này. 3 tuần tranh tụng, bắt đầu từ ngày 15-3, sẽ tập trung vào cáo buộc vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu tại sân bay Vancouver hồi năm 2018 là hành vi lạm dụng bất hợp pháp trình tự tố tụng và vụ dẫn độ này không đáp ứng các tiêu chí dẫn độ theo luật quốc tế.

Canada nối lại phiên tranh tụng vụ kiện dẫn độ CFO Huawei ảnh 1 Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính của Tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc)  đến tòa sau giờ nghỉ trưa ở Vancouver, British Columbia, Canada vào ngày 7-12-2020. Ảnh: REUTERS 

Bà Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ hồi tháng 12-2018 theo cáo buộc của Mỹ là bà này đã phạm tội gian lận để “lách” lệnh trừng phạt chống Iran. Sau khi bị bắt, bà Mạnh được bảo lãnh tại ngoại, trở về tạm trú tại biệt thự ở Vancouver. Trong thời gian tại ngoại, bà Mạnh Vãn Châu chịu sự giám sát của các nhân viên an ninh vào ban ngày, phải tuân thủ một lệnh giới nghiêm và đeo vòng định vị GPS.

Đọc nhiều nhất

Nhân viên y tế tại Ấn Độ lấy mẫu từ dơi

Cảnh giác trước sự lây lan của virus Nipah

Theo Hindustan Times, Thủ hiến bang Kerala (Ấn Độ) Pinarayi Vijayan vừa thông báo 36 mẫu thu thập từ dơi ở bang Kerala đã cho kết quả âm tính với virus Nipah. Đây là khu vực bùng phát virus Nipah nguy hiểm trong hơn một tuần qua.

Hồ sơ - tư liệu

Hệ lụy từ xã hội siêu cạnh tranh

Sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra một loạt chính sách mới để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của giáo viên trước nạn bắt nạt từ phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, những chính sách này cũng không đáp ứng được yêu cầu trước đó của giáo viên và xem chừng lợi bất cập hại.

Chuyện đó đây

AI giúp phát hiện sớm gen gây bệnh

Các nhà nghiên cứu tại Công ty DeepMind của Google đã thiết kế hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các gen có khả năng gây bệnh, đồng thời tin rằng, họ đã xác định được 89% các đột biến quan trọng về gen.