Câu chuyện tư vấn viên bảo hiểm: “Công việc tư vấn bảo hiểm đã giúp tôi đong đầy yêu thương…”

Hồi trước, chị Tại là người thẳng thắn, nóng tính, nên mọi người hay đùa vui gọi chị là “ông” Tại. Nhưng từ khi làm công việc tư vấn viên bảo hiểm, chị “nguội” hồi nào không hay. “Nguội” nghĩa là biết lắng nghe hơn, bình tĩnh hơn, biết yêu thương và kiên nhẫn hơn.

Nghề chọn người

Chị Đoàn Thị Tại từng công tác tại Phòng tài chính huyện Cái Nước và Cục thuế tỉnh Cà Mau. Chị gia nhập Prudential Việt Nam năm 2002 và hiện là Giám đốc văn phòng Tổng đại lý Cà Mau. Tính chị nóng nảy, bộc trực nhưng thích giao tiếp, lại luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

Đặc biệt, những công việc mới mẻ, cần sự sáng tạo luôn thu hút và khơi gợi nguồn cảm hứng trong chị. Vậy nên dù làm tốt công việc cũ nhưng chị Tại lại chọn thử sức mình với một công việc mới.

Câu chuyện tư vấn viên bảo hiểm: “Công việc tư vấn bảo hiểm đã giúp tôi đong đầy yêu thương…” ảnh 1 Chị Đoàn Thị Tại, Giám đốc văn phòng Tổng Đại lý Cà Mau
“Để có thể phát triển nguồn khách hàng cũng như chăm sóc tốt họ, mình phải linh hoạt, tìm tòi những cách làm riêng. Công việc tư vấn thực sự đòi hỏi sự năng động, tích cực trong giao tiếp. Những điều này phù hợp với mong muốn và thế mạnh của mình nên dễ gắn bó”, chị Tại chia sẻ.

Bên cạnh đó, nhờ những mối quan hệ được vun đắp tốt trước đây nên chị đến với nghề tư vấn viên bảo hiểm có phần thuận lợi hơn. Dù vậy, như bao đồng nghiệp của mình, chị vẫn gặp không ít khó khăn trong thời gian mới vào nghề như bị từ chối, khách hàng hoài nghi về sản phẩm bảo hiểm… Đặc biệt, những năm 2000, khi khái niệm bảo hiểm nhân thọ vẫn còn khá mới mẻ, thương hiệu Prudential lại chưa được biết đến nhiều, cơ hội phát triển quá mong manh nên nhiều người thân quen khuyên chị từ bỏ.

“Bởi tôi hiểu rõ giá trị và ý nghĩa công việc mình đang làm nên quyết tâm theo đuổi và bảo vệ tới cùng. Tôi kiên trì đưa ra những thông tin xác đáng, những luận điểm có căn cứ và cơ sở để giải thích, giới thiệu cho mọi người về sản phẩm bảo hiểm. May thay, lúc đó báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng bắt đầu đưa tin về ngành bảo hiểm đã tạo nhiều thuận lợi và động lực để tôi sống với nghề”, chị chia sẻ.

Đến năm 2004, khi tại Cà Mau có văn phòng chính thức của Prudential, những buổi hội thảo được tổ chức thường xuyên, thông tin về công ty cũng như ngành bảo hiểm được phổ biến rộng rãi đến mọi người hơn. Công việc của chị theo đó cũng bớt khó khăn.

“Đến năm 2007, mọi người đã thực sự có cách nhìn nhận đúng đắn về bảo hiểm và nghề tư vấn viên” chị Tại nhớ lại.

“Tôi luôn tự nhủ lòng mỗi khó khăn chỉ là thách thức mà ai cũng phải trải qua để trưởng thành hơn trong công việc. Điều cần thiết là mình phải kiên định tìm nguyên nhân và giải pháp cho những khó khăn đó”, chị Tại bộc bạch.

“Ông” Tại đã biết lắng nghe hơn

“Từng sống và lớn lên trong những năm tháng gian khó của đất nước, tôi cũng như nhiều người khác đều ước mơ cuộc sống sau này sẽ khá giả để có thể chăm lo cho con cái đến nơi đến chốn. Quả thật, nếu vẫn làm công việc cũ, tôi khó có cơ hội phát huy khả năng và xây dựng được cơ ngơi như bây giờ”, chị tâm sự.

“Trước đây, tôi làm công việc văn phòng, sáng đi tối về, ngày ngày bó hẹp trong bốn bức tường, bước chân xa nhất là đến phòng họp. Bây giờ, thế giới quan của tôi đã rộng mở và phong phú hơn, bởi được tiếp xúc với nhiều người, có người kiến thức uyên bác, có người cao tuổi, có người trẻ, có người khá giả, có người khó khăn, có người khó tính, có người hay do dự... Lại thêm chín người thì mười ý, người khác nóng mà mình cũng nóng thì còn gì để nói chuyện với nhau. Nhờ quá trình tự rèn luyện đó, tôi học được khả năng lắng nghe, sự kiên nhẫn, biết cách tĩnh tâm suy xét từ nhiều hướng để đánh giá và ra quyết định không vội vã”, chị Tại chia sẻ.

Chị cũng cho rằng mức độ đào thải của nghề là rất lớn. Chưa bàn đến sự hỗ trợ và đồng thuận từ gia đình, muốn theo nghề đòi hỏi người tư vấn viên không chỉ trau dồi kỹ năng, kiến thức mà còn phải tu dưỡng đạo đức. Công việc không chỉ giúp chị có kinh tế ổn định mà đời sống tinh thần cũng được vun đầy hơn.

Chị thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh kém may mắn. Mỗi năm, chị dành tặng mấy chục triệu đồng học bổng đến các em học sinh nghèo hiếu học tại địa phương. Với công việc này, chị cũng có điều kiện chăm lo cho gia đình đầy đủ hơn.

Câu chuyện tư vấn viên bảo hiểm: “Công việc tư vấn bảo hiểm đã giúp tôi đong đầy yêu thương…” ảnh 2 Chị Tại trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học
“Người thành công không chỉ có sự nghiệp, mà còn có một gia đình hạnh phúc. Sau tất cả những căng thẳng vì công việc, chỉ cần về đến nhà, nghe tiếng cười đùa của các cháu là tôi thấy nhẹ nhõm, bao mệt mỏi cũng tan đi mất”, chị bộc bạch.

Tin cùng chuyên mục