Frans-Paul van der Putten, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Clingendael ở Hà Lan, phân tích, cách đây vài năm các nước châu Âu thích duy trì vị thế thấp hơn trong các vấn đề an ninh khu vực này, song trong bối cảnh hiện tại châu Âu lại cho thấy “có sự gấp rút liên quan”. Đánh giá của nhà nghiên cứu Putten được đưa ra sau khi Anh, Pháp và Đức trong một tuyên bố chung hồi cuối tháng trước nhấn mạnh “lo ngại tình hình ở biển Đông có khả năng dẫn đến sự bất ổn và căng thẳng trong khu vực”.
Sarah Raine, nhà nghiên cứu về địa chính trị, chiến lược tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế ở London (Anh) thì nhận định trong việc can dự nhiều hơn vào những diễn biến ở biển Đông, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang cùng nhau ủng hộ các giải pháp đa phương cho các vấn đề đa phương thông qua các đối tác đa phương và tất cả đều trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Còn theo chuyên gia Siemon Wezeman ở Thụy Điển, EU đang tìm cách tăng cường vị thế của mình trước Trung Quốc và Mỹ thông qua việc thể hiện rằng EU là một nhân tố lớn ở các vùng biển có tranh chấp này.