Chế tài mạnh với tội phạm buôn bán động thực vật hoang dã

Việc buôn bán động vật hoang dã  (ĐVHD) đã đem lại lợi nhuận khổng lồ, ước tính chỉ sau buôn bán trái phép chất ma túy. Những hệ lụy mà buôn bán ĐVHD mang lại cũng không hề nhỏ, đó là tàn phá môi trường, suy thoái nguồn gen, gây nên bất ổn về chính trị, an ninh thế giới, thất thoát trực tiếp nguồn thu ngân sách và đặc biệt có đến 71% bệnh truyền nhiễm ở người có nguồn gốc từ ĐVHD bị vận chuyển như vius Ebola, cúm gia cầm.
Chế tài mạnh với tội phạm buôn bán động thực vật hoang dã

Việc buôn bán động vật hoang dã  (ĐVHD) đã đem lại lợi nhuận khổng lồ, ước tính chỉ sau buôn bán trái phép chất ma túy. Những hệ lụy mà buôn bán ĐVHD mang lại cũng không hề nhỏ, đó là tàn phá môi trường, suy thoái nguồn gen, gây nên bất ổn về chính trị, an ninh thế giới, thất thoát trực tiếp nguồn thu ngân sách và đặc biệt có đến 71% bệnh truyền nhiễm ở người có nguồn gốc từ ĐVHD bị vận chuyển như vius Ebola, cúm gia cầm.

Thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi

Theo Cơ quan thực thi Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Việt Nam được biết đến như là một nơi mà thiên nhiên bị tàn phá nhiều nhất và có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. 407 loài động vật vào sách đỏ Việt Nam 2007 với các mức khác nhau từ hiếm đến nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng; 7 loài động vật của Việt Nam nằm trong danh sách 100 loài bị đe dọa nhất trên thế giới. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Hải quan Việt Nam thu giữ khoảng 22.730kg ngà voi, 317,7kg sừng tê giác và 54.000kg vảy tê tê cùng nhiều mẫu vật san hô, rùa sống, rắn ráo, xương hổ, vỏ trai tai tượng. Các hành vi của thủ phạm thường là khai báo sai hàng hóa, sử dụng những tuyến đường buôn bán phức tạp và thường xuyên thay đổi tuyến đường vận chuyển; che giấu trong hàng hóa vận chuyển; đóng gói thành các loài không nguy cấp; che giấu trong hành lý, trong người.

Bà Madelon Willemsen, Trưởng đại diện Tổ chức Traffic (Mạng lưới giám sát buôn bán động thực vật hoang dã) tại Việt Nam cho rằng, điểm mấu chốt của buôn bán loài ĐVHD trái phép là nhu cầu tiêu dùng không bền vững về loài hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ chúng cho các mục đích của con người. Nhu cầu mua sừng tê giác như một món đồ xa xỉ của tầng lớp trung - thượng lưu tại Việt Nam là nguyên nhân chính thúc đẩy cuộc khủng hoảng săn trộm làm suy giảm số lượng tê giác trên thế giới. có một nhu cầu lớn trong việc sử dụng sừng tê giác làm biểu tượng cho địa vị và để thỏa mãn niềm tin mới. Ở những nơi tê giác bị săn trộm, các cộng đồng dân cư bị tác động rất lớn về mặt kinh tế sinh thái và xã hội. Mặc dù có nhiều luật của quốc gia và quốc tế để xử lý tội phạm buôn bán ĐVHD, tuy nhiên các nhóm tội phạm xuyên quốc gia vẫn đang lách luật bằng nhiều thủ đoạn tinh vi để đưa các loài ĐVHD vào thị trường một cách hợp pháp. Trước sự tồn tại sôi động của thị trường buôn bán ĐVHD này, thiết nghĩ cần phải siết chặt luật pháp, kiên quyết và xử lý mạnh tay với loại hình tội phạm nguy hiểm này.

Thú rừng bị thu giữ tại các nhà hàng. Ảnh minh họa

Tăng chế tài xử phạt

Theo chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn, Cơ quan thực thi CITES, để hạn chế tình trạng này, việc tăng các khung hình phạt là rất cần thiết, pháp luật phải mạnh tay chế tài có như vậy mới đủ sức răn đe các nhóm tội phạm. Ngoài việc tăng hình thức xử phạt, chúng ta cũng cần phải nâng cao các biện pháp tuyên truyền, tăng cường nhận thức thay đổi thói quen tiêu và trách nhiệm xã hội về bảo vệ ĐVHD. Đồng thời đầu tư bao tồn sinh cảnh, giám sát đa dạng sinh học các loài ưu tiên. Các cán bộ hải quan, cán bộ kiểm soát biên giới cần tăng cường năng lực để phát hiện buôn bán quốc tế động thực vật hoang dã bất hợp pháp ngay tại cửa khẩu và tăng cường hợp tác quốc tế; tận dụng tối đa các mức phạt tăng lên nhằm ngăn chặn tội phạm vi phạm pháp luật bảo vệ loài hoang dã.

Đại diện Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng cho biết, các thủ đoạn vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi, mỗi lần cất giấu khác nhau. Sừng tê giác được cắt thành nhiều khúc, quấn ni lông, giấu trong hộp sữa của trẻ em, hoặc cất giấu trong phần đầu và phần thân của tôm hùm để trong thùng nhựa nên việc kiểm tra cũng gặp nhiều khó khăn. Để góp phần ngăn chặn những hành vi vi phạm này, cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đẩy mạnh việc kiểm soát, giám sát hành lý ký gửi cũng như hành lý mang bên ngoài của các đối tượng khả nghi khi xuất nhập cảnh.

MINH HẢI

Tin cùng chuyên mục