Chọn trường cho con: Học trường nào không quan trọng bằng đi đường dài

Sáng 18-5, Báo SGGP tổ chức livestream talkshow “Chọn trường nào cho con?” với sự chia sẻ của Thạc sĩ giáo dục Nguyễn Hồ Thụy Anh; Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh bậc trung học Trường Quốc tế Á Châu và Thạc sĩ Phan Nhân, giảng viên đại học, cựu du học sinh Hàn Quốc. Các chuyên gia đã phân tích ưu nhược điểm của từng loại hình trường để phụ huynh có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho con.
Nhà báo Nguyễn Nhật - Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo SGGP tặng hoa các khách mời tham dự talkshow. Ảnh: THỤY QUYÊN
Không có trường tốt nhất, chỉ có trường phù hợp nhất

Theo Thạc sĩ Thụy Anh, trước khi phụ huynh quyết định chọn trường nào thì nên tìm hiểu hiện nay tại TPHCM và cả nước có bao nhiêu loại trường và tài chính của gia đình.

“Có 2 loại trường chính là công lập và ngoài công lập (bao gồm trường tư thục, trường dạy song song 2 chương trình và trường quốc tế có mức học phí 500 triệu đồng/năm trở lên). Trong đó, trường quốc tế giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, trong khi đó thời lượng tiếng Việt rất ít; trường quốc tế chỉ tiếp nhận tối đa 50% học sinh có quốc tịch Việt Nam trên tổng số học sinh cả trường và học sinh Việt Nam chỉ học tiếng Việt từ 50 phút-140 phút/tuần.

Chọn trường cho con: Học trường nào không quan trọng bằng đi đường dài ảnh 2 Các khách mời đã dành rất nhiều lời khuyên cho các bậc phụ huynh, học sinh về lựa chọn trường. Ảnh: THỤY QUYÊN
Phụ huynh khi chọn loại hình này nên cân nhắc việc học tiếng Việt ít mà tiếng Anh nhiều, gia đình phải làm gì để bổ sung vốn tiếng Việt vì không ít trẻ sau khi học ở trường này các con nói "như Việt kiều".
Tuy nhiên, khi học trường này, tất cả giá trị của công dân toàn cầu được trẻ hấp thụ một cách tự nhiên, khả năng tự học, hợp tác, trẻ không ngại khi khi đến với thế giới”, Thạc sĩ  Thụy Anh cho hay.
Chọn trường cho con: Học trường nào không quan trọng bằng đi đường dài ảnh 3 Thạc sĩ giáo dục Nguyễn Hồ Thụy Anh. Ảnh: THỤY QUYÊN

Thạc sĩ Cao Quảng Tư phân tích sâu hơn ở loại hình trường ngoài công lập dạy chương trình quốc tế. Có những trường quốc tế dạy song song 2 chương trình, như Trường Quốc tế Á Châu (gồm chương trình phổ thông của Bộ GD-ĐT và chương trình tiếng Anh quốc tế). Với chương trình tiếng Anh quốc tế một số trường đào tạo chương trình Cambridge hoặc chương trình nhập khẩu từ nước ngoài. Riêng Trường Quốc tế Á Châu, chương trình do hội đồng khoa học đào tạo của trường biên soạn dựa trên chuẩn của Hoa Kỳ.  Vì vậy, với loại hình trường này, giúp học sinh hoàn thành chương trình phổ thông ở Việt Nam (nghĩa là sau khi tốt nghiệp lớp 12, học sinh thi THPT và xét tuyển ĐH-CĐ bình thường như những học sinh khác) và học sinh có thể du học.  Quan trọng, việc chọn trường là con đường rất dài, chúng ta không thể nói học ở môi trường nào là tốt nhất, mà chỉ nên chọn môi trường phù hợp nhất.

Thạc sĩ Cao Quảng Tư khuyến cáo, phụ huynh nên lắng nghe con, môi trường học tốt, thầy cô tốt nhưng phải phù hợp năng lực của con mới tốt. Vì đâu phải con mình môn nào cũng giỏi, đừng ép con vào khuôn khổ, như thế sẽ không phát huy được thế mạnh của con trẻ. Thay vào đó, hãy theo sát quá trình học của con, dù con học ở trường nào thì yếu tố đồng hành của cha mẹ vô cùng quan trọng, đừng ép con học ngày học đêm, cố gắng nhận biết được thế mạnh của con mà phát huy. Đừng dùng tư duy của người lớn áp đặt cho trẻ thì học ở trường nào cũng không làm con giỏi hơn.

Học quốc tế, đừng chọn đại rồi "tới đâu hay tới đó"

Thạc sĩ Phan Nhân đưa ra tình huống thực tế có một vấn đề hết sức nhạy cảm nhưng rất quan trọng khi chọn trường cho con, đó là câu chuyện về tài chính. Tương ứng với từng chương trình sẽ có mức học phí khác nhau, một khi đã chọn thì phải tính toán đường dài để đảm bảo sự phát triển xuyên suốt cho con. Nhất là khi chúng ta từng đi qua đại dịch Covid-19 sẽ hiểu có những rủi ro khiến thu nhập chúng ta có thể giảm bất ngờ, con đang học ở trường ngoài công lập dễ bị đứt gánh giữa chừng.

Từ những trường hợp này, Thạc sĩ Thụy Anh nhấn mạnh: Khi vào ngoài công lập thì cơ hội con bạn trở về công lập là khó (về thủ tục) và đôi khi bị “sốc về tâm lý” do cách dạy khác nhau. Với cách dạy học ở trường quốc tế, học sinh năng động, tự chủ hơn, học được cách phản biện, giao tiếp tự nhiên với xã hội. Phụ huynh còn phải cân nhắc rất kỹ về tài chính. Và con có chịu được áp lực học hành ở trường công lập không?…

Chọn trường cho con: Học trường nào không quan trọng bằng đi đường dài ảnh 4 Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh bậc trung học Trường Quốc tế Á Châu. Ảnh: THỤY QUYÊN
Thạc sĩ Cao Quảng Tư nói thêm: “Học quốc tế không phải là trào lưu, đầu tư cho giáo dục luôn luôn có lợi. Cái lợi đó là mang đến giá trị cho con của mình. Chúng tôi không muốn phụ huynh rơi vào bị động khi chọn trường cho con mà phải tính toán có lộ trình, đã là cha mẹ thì luôn chọn cho con điều tốt nhất; đừng chọn đại rồi đi được tới đâu tính tới đó, phải cân nhắc tài chính...”.

Trang bị “chống sốc” khi du học

Thạc sĩ Phan Nhân chia sẻ mình từng gặp không ít trở ngại để thích nghi, thậm chí là “sốc văn hóa” khi đi du học bởi khi còn học trong nước, anh học ở trường công lập nên rất nhiều thứ từ kỹ năng đến ngoại ngữ vẫn còn một khoảng cách với bạn bè quốc tế. Nếu xác định mục tiêu cho con đi du học, cha mẹ cần chuẩn bị tâm thế, nền tảng và kỹ năng cho con… chống sốc.

Thạc sĩ Phan Nhân, giảng viên đại học, cựu du học sinh Hàn Quốc. Ảnh: THỤY QUYÊN
Theo các chuyên gia, định hướng cho con đi du học thì trước đó mình trang bị cho con. Thạc sĩ Thụy Anh chia sẻ: Đứa con đầu tiên của tôi là "sản phẩm" của trường công và hiện đang du học ở Mỹ. Dù học tại trường công, tư thục hay quốc tế, giáo dục gia đình vẫn rất quan trọng. Tôi không cho con học thêm nhiều, thay vào đó rèn kỹ năng tự học, trang bị các môn năng khiếu để giải tỏa căng thẳng và vốn tiếng Anh với những chứng chỉ quốc tế đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của trường.

Thạc sĩ Cao Quảng Tư bổ sung thêm, nếu học trường quốc tế, người học sẽ tiếp cận với tư duy và phương pháp giáo dục theo hướng toàn cầu, làm việc nhóm nhiều, tư duy phản biện và đặc biệt là kỹ năng và ngoại ngữ. Muốn trẻ du học thì hãy dạy cho trẻ kỹ năng tồn tại ở đất nước sở tại đó, cách thích nghi văn hóa, thích nghi môi trường sống mới… điều này phần nào ở trường quốc tế bù đắp được điều đó.

Học trường quốc tế, trẻ có trở thành “người lạ”?

Với kinh nghiệm của một người mẹ làm việc trong lĩnh vực giáo dục, Thạc sĩ Thụy Anh đúc kết: Cho đến hiện nay không có một mô hình trường nào hoàn hảo mà chỉ có ngôi trường phù hợp nhất với điều kiện của học sinh, tình hình tài chính của gia đình. Gia đình chọn hướng đi vào quốc tế, thì lớn lên con đi nước ngoài, nhưng gia đình đừng bỏ quên việc tác động tiếng Việt cho con, đừng để bé đi học tiếng Anh lại bị mai một tiếng Việt và trở thành “người lạ” trong chính gia đình của mình. Còn với trường tư thục đang đào tạo 2 chương trình giáo dục thì trẻ rất dễ bị quá tải trong việc học.

Với sự băn khoăn về việc học song song 2 chương trình có bị quá tải hay không, Thạc sĩ Cao Quảng Tư cho biết, điều này còn phụ thuộc vào trường dạy theo phương pháp nào để giúp trẻ tự tin thoải mái, hoàn thành 2 chương trình mà không bị áp lực. Tại Trường Quốc tế Á Châu luôn xây dựng chương trình đảm bảo nền tảng, kiến thức. Nhiều du học sinh đang học ở các trường hàng đầu trên thế giới, dù cho các bạn ở đâu, văn hóa người Việt đều chảy trong người các bạn và không bị mai một đi, văn hóa của người Việt được lan tỏa đi.

Thạc sĩ Cao Quảng Tư: “Phụ huynh đừng nghĩ đặt con vào trường quốc tế là con phải giỏi tiếng Anh ngay vì giáo dục là sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội, mình không thể "khoán" hết cho nhà trường, giá trị giáo dục cốt lõi là thành nhân nên con người ta thành công thế nào phụ thuộc vào đạo đức và giá trị xã hội, chứ không phải dựa vào điểm số”.

Tin cùng chuyên mục