Tại cuộc gặp đầy xúc động này, câu đầu tiên mà tôi được nghe từ hai nhân vật là: “Mình (cả hai người) sinh ra đúng vào cái năm NGƯỜI đến đất này để ra đi tìm đường cứu nước”. Từ đó mà tôi nhớ rõ năm sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Giáo sư Trần Văn Giàu là năm 1911. Cuộc gặp giữa hai nhân vật lịch sử này xoay quanh chủ đề về Bác Hồ. Nhưng rất tiếc vì lúc ấy tôi dự không với tư cách là phóng viên nên thiếu ghi chép để tường thuật được về cuộc nói chuyện.
Vì nghe các học trò giỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Người thì thích thú, mà không ghi chép lại, nên giờ tôi xin trích các bài tham luận của các vị tại Hội thảo quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa lớn”, được tổ chức trong hai ngày 29 và 30-3-1990.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ấy là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, là người đọc báo cáo khai mạc hội thảo. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh: Nền văn hóa mà Người chủ trương, kết hợp những truyền thống văn hóa của dân tộc được phát triển và nâng cao với tinh hoa văn hóa của nhân loại… Văn hóa phải sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Đại tướng đã khái quát về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta đều nhận thấy sự nhất quán đến kỳ lạ ở con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, sự kết hợp hài hòa nhiều phong thái rất khác nhau trong một con người. Vừa dân tộc, vừa quốc tế. Vừa rất mực nhân từ, vừa triệt để cách mạng. Rất uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn. Rất nguyên tắc về chiến lược lại rất linh hoạt về sách lược. Vừa nhìn xa trông rộng, vừa thiết thực cụ thể. Vừa vĩ đại, vừa vô cùng bình dị. Vừa là chiến sĩ, vừa là nhà thơ… Người là một hình mẫu cao đẹp của con người mới trong thời đại mới, một biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn với đầy đủ ý nghĩa của nó, một tấm gương tuyệt vời về người Cộng Sản”.
Tham luận tại hội thảo, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết về “Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - Đặc điểm và cội nguồn”, trong bài có đoạn: “Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh đặc biệt trong sáng và cao cả vì người cưu mang nó là một người vì nghĩa quên mình, suốt đời tận tụy mà không nghĩ đến bản thân danh lợi. 30 năm chiến tranh của Pháp, Mỹ trên đất nước Cụ Hồ là khủng khiếp và man rợ đến thế, mà Cụ Hồ không bao giờ để chiến tranh khủng khiếp và man rợ đó ảnh hưởng đến bản chất nhân văn, nhân đạo của mình hay in dấu trong tâm hồn các môn đệ của Cụ. Cụ Hồ gắn bó sâu xa với cuộc đời, toàn tâm, toàn ý vì nước vì dân, vì nhân loại khổ đau mà không có cái gì riêng của mình. Cho nên Burchett nhận xét rằng: “Nói tới một người mà cả một cuộc đời mình để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân thì không có ai ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Và Giáo sư Trần Văn Giàu đã kết luận: “Trong suốt 30 năm dài, bè bạn năm châu bốn biển đã bền bỉ ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, ấy là để góp mỗi người một phiến đá tinh thần cho chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, sản phẩm Việt Nam mà cũng là sản phẩm của nhân loại”.
Sự kiện ngày 5-6-1911 mãi mãi là sự kiện để nhắc chúng ta về điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định “tìm ra con đường cứu nước là công lớn đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Người”. Kỷ niệm ngày này để chúng ta càng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, càng phải ra sức làm cho chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh tỏa sáng trên đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất.
Vì nghe các học trò giỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Người thì thích thú, mà không ghi chép lại, nên giờ tôi xin trích các bài tham luận của các vị tại Hội thảo quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa lớn”, được tổ chức trong hai ngày 29 và 30-3-1990.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ấy là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, là người đọc báo cáo khai mạc hội thảo. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh: Nền văn hóa mà Người chủ trương, kết hợp những truyền thống văn hóa của dân tộc được phát triển và nâng cao với tinh hoa văn hóa của nhân loại… Văn hóa phải sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Đại tướng đã khái quát về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta đều nhận thấy sự nhất quán đến kỳ lạ ở con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, sự kết hợp hài hòa nhiều phong thái rất khác nhau trong một con người. Vừa dân tộc, vừa quốc tế. Vừa rất mực nhân từ, vừa triệt để cách mạng. Rất uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn. Rất nguyên tắc về chiến lược lại rất linh hoạt về sách lược. Vừa nhìn xa trông rộng, vừa thiết thực cụ thể. Vừa vĩ đại, vừa vô cùng bình dị. Vừa là chiến sĩ, vừa là nhà thơ… Người là một hình mẫu cao đẹp của con người mới trong thời đại mới, một biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn với đầy đủ ý nghĩa của nó, một tấm gương tuyệt vời về người Cộng Sản”.
Tham luận tại hội thảo, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết về “Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - Đặc điểm và cội nguồn”, trong bài có đoạn: “Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh đặc biệt trong sáng và cao cả vì người cưu mang nó là một người vì nghĩa quên mình, suốt đời tận tụy mà không nghĩ đến bản thân danh lợi. 30 năm chiến tranh của Pháp, Mỹ trên đất nước Cụ Hồ là khủng khiếp và man rợ đến thế, mà Cụ Hồ không bao giờ để chiến tranh khủng khiếp và man rợ đó ảnh hưởng đến bản chất nhân văn, nhân đạo của mình hay in dấu trong tâm hồn các môn đệ của Cụ. Cụ Hồ gắn bó sâu xa với cuộc đời, toàn tâm, toàn ý vì nước vì dân, vì nhân loại khổ đau mà không có cái gì riêng của mình. Cho nên Burchett nhận xét rằng: “Nói tới một người mà cả một cuộc đời mình để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân thì không có ai ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Và Giáo sư Trần Văn Giàu đã kết luận: “Trong suốt 30 năm dài, bè bạn năm châu bốn biển đã bền bỉ ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, ấy là để góp mỗi người một phiến đá tinh thần cho chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, sản phẩm Việt Nam mà cũng là sản phẩm của nhân loại”.
Sự kiện ngày 5-6-1911 mãi mãi là sự kiện để nhắc chúng ta về điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định “tìm ra con đường cứu nước là công lớn đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Người”. Kỷ niệm ngày này để chúng ta càng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, càng phải ra sức làm cho chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh tỏa sáng trên đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất.
Hai nhân vật lịch sử trong thời đại Hồ Chí Minh, cùng có năm sinh 1911 - năm thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước, đã cùng có những suy nghĩ sâu sắc về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Có phải chăng, từ suy nghĩ, các ông đã học và làm theo tư tưởng Hồ chí Minh, để “góp thêm phiến đá” cho chủ nghĩa nhân văn ấy và cũng là góp phần xây “lầu vinh quang” cho đất nước Việt Nam ngày nay.