Chương trình kết nối cung - cầu: Hình thành các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động kết nối cung - cầu năm nay tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, phát triển thị trường, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành, tiếp tục hình thành các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, bền vững để phục vụ thị trường. 

Ngày 2-12, lễ khai mạc Hội nghị Kết nối cung - cầu giữa TPHCM và các tỉnh, thành năm 2021 do Sở Công thương TPHCM tổ chức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ (quận 11).

Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng, lãnh đạo các sở, ngành trên địa bàn và 600 doanh nghiệp ở 45 tỉnh, thành thông qua hình thức trực tiếp (offline) và trực tuyến (online).

Chương trình kết nối cung - cầu: Hình thành các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn ảnh 1 Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng cùng lãnh đạo sở, ngành bấm nút khai mạc hội nghị

Trong khuôn khổ hội nghị, có 28 tỉnh, thành tham gia triển lãm tại 500 gian hàng trực tiếp, 20 tỉnh, thành tham gia triển lãm 92 gian hàng thực tế ảo của các doanh nghiệp, hợp tác xã trưng bày các sản phẩm nông, thủy, hải sản và các sản phẩm chế biến, đặc sản của các vùng miền.

Hội nghị cũng kết nối 10 điểm cầu trực tiếp với Bộ Công thương và một số tỉnh thành. Hoạt động kết nối cung cầu năm nay tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để các đơn vị cung ứng, phân phối hàng hóa tổ chức trưng bày, triển lãm giới thiệu hàng hóa, kết nối, ký kết với đối tác trên website www.ketnoicungcau.vn và các gian hàng triển lãm thực tế ảo.

Chương trình kết nối cung - cầu: Hình thành các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn ảnh 2 Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng tham quan gian hàng trong buổi khai mạc hội nghị

Hoạt động kết nối cung - cầu năm nay tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, phát triển thị trường, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành, tiếp tục hình thành các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, bền vững để phục vụ thị trường. TPHCM cũng bổ sung nguồn cung bình ổn thị trường, chuẩn bị hàng hóa trong tình hình dịch bệnh, hàng tết... và hướng đến xuất khẩu.

Đưa đến triển lãm tại hội nghị khoảng 20 sản phẩm rau củ quả, trái cây khá tươi ngon, kèm thêm giống cây trồng, Trưởng phòng Quản lý bán hàng Công ty TNHH ĐT TM DV Mộc Lan Viên Trần Thị Lan Chi cho biết, rất kỳ vọng sẽ kết nối thêm nhiều đối tác để gia tăng doanh số do bị ảnh hưởng giảm khoảng 30% trong thời gian TPHCM thực hiện giãn cách.

Chương trình kết nối cung - cầu: Hình thành các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn ảnh 3 Người dân lựa chọn mua hàng tại gian hàng trưng bày trong hội nghị. Ảnh: HOÀNG HÙNG

“Đây là lần thứ 3 doanh nghiệp chúng tôi tham gia chương trình này, lần nào cũng gặt hái được thành quả nhất định. Năm nay, dù tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nhưng với số lượng gian hàng tham gia khá đông cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp rất háo hức và kỳ vọng sẽ gặp được những đối tác, đơn hàng mới thông qua giao lưu, xúc tiến tương mại”, bà Chi vui vẻ nói.

Tượng tự, Giám đốc HTX Đặc sản Đồng Tháp Bùi Thị Thanh Thủy cho biết, đại diện mang đến tham dự hội nghị 60 gian hàng đặc sản của 60 doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn, lâu nay chưa được tiếp xúc thị trường do gián đoạn bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, với kỳ vọng giới thiệu đến tất cả đối tác biết đến và ký kết hợp tác. Các sản phẩm của HTX Đồng Tháp tham gia hội nghị lần này tập trung vào phân khúc thị trường như: Quà tết, suất ăn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và siêu thị, cửa hàng tiện lợi…

Thiết lập thành công chuỗi liên kết cung ứng

Phát biểu tại đầu cầu Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, hoạt động kết nối cung cầu giữa TPHCM và các tỉnh, thành được tổ chức thường kỳ hàng năm đã trở thành nơi gặp gỡ giao thương giữa hệ thống phân phối, nhà tiêu thụ. Các hợp đồng, biên bản ghi nhớ có giá trị được ký kết đóng góp vào thành quả phát triển kinh tế chung của thị trường nội địa.

Trong thời gian tới, TPHCM và các tỉnh, thành cần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình hợp tác thương mại. Thông qua đó, ngành công thương các địa phương hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm thiết yếu; định hướng mở rộng tiêu thụ hàng hóa qua kênh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tiêu dùng...

Theo đại diện Sở Công thương TPHCM, chương trình này, mỗi năm TPHCM kết nối tiêu thụ hàng hóa cho các địa phương hơn 4.500 tỷ đồng.

Chương trình kết nối cung - cầu: Hình thành các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn ảnh 4 Giám đốc Sở Công thương TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ mua hàng tại gian hàng trưng bày

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng cho biết, hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành là một sáng kiến quan trọng trong việc giúp tìm kiếm đầu ra một cách phù hợp, hiệu quả cho các sản phẩm nông nghiệp của các địa phương.

Chương trình được triển khai đã cơ bản đáp ứng kỳ vọng ban đầu, các hệ thống phân phối TPHCM đã tìm được nhiều nhà cung cấp uy tín, các sản phẩm chất lượng, đặc sản vùng miền từ các địa phương để cung ứng cho người tiêu dùng, từ đó giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Bà con nông dân thông qua chương trình đã có điều kiện tiếp cận, làm quen, tìm hiểu thị trường để từ đó định hướng sản xuất, mạnh dạn đầu tư sản xuất lớn, an toàn, bền vững theo nhu cầu thị trường.

Chương trình kết nối cung - cầu: Hình thành các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn ảnh 5 Người dân lựa chọn mua hàng tại gian hàng trưng bày trong hội nghị

“Trải qua 10 năm triển khai thực hiện, hoạt động kết nối cung cầu đã bước đầu thiết lập thành công chuỗi liên kết cung ứng hàng hoá thuận lợi, góp phần bình ổn thị trường và đảm bảo an sinh, xã hội, đặc biệt trong giai đoạn tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua”, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

Chương trình kết nối cung - cầu: Hình thành các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn ảnh 6 Người dân lựa chọn mua hàng tại gian hàng trưng bày trong hội nghị. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Tiếp nối thành công đạt được trong các năm qua, năm nay TPHCM tiếp tục tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước, tìm kiếm, đề ra các giải pháp đổi mới, tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, bền vững hướng đến xuất khẩu thích ứng giai đoạn mới và định hướng chuyển đổi số của TPHCM.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động kết nối cung - cầu

Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, tiếp tục tạo niềm tin cho doanh nghiệp an tâm đầu tư, sản xuất, mở rộng thị trường trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng chỉ đạo Sở Công thương TPHCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ sở công thương, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành bạn triển khai một số nội dung trọng tâm:

Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kết nối cung cầu, kết hợp giữa phương thức phân phối hiện đại, thương mại điện tử và phương thức phân phối truyền thống để đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chủ động thích ứng với mọi tình huống biến động.

Chương trình kết nối cung - cầu: Hình thành các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn ảnh 7 Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng trao đổi với doanh nghiệp bên lề hội nghị

Thứ hai, duy trì và củng cố kênh phân phối trực tiếp truyền thống như: Chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… Đồng thời, thúc đẩy khai thác phân phối trực tuyến trên các website, các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, cung ứng mở rộng, tiếp cận kênh phân phối mới, từng bước thực hiện chuyển đổi số.

Thứ ba, xây dựng và triển khai hiệu quả đề án logistics, nhanh chóng rà soát bổ sung quy hoạch, triển khai các dự án đầu tư mở rộng, phát triển kho bãi, kho trung tâm, trung chuyển của các hệ thống phân phối nhằm chủ động và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong dự trữ, vận chuyển, lưu thông hàng hóa xuyên suốt từ sản xuất, nuôi trồng đến phân phối, giảm chi phí trung gian nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi cung ứng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Chương trình kết nối cung - cầu: Hình thành các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn ảnh 8 Người dân lựa chọn mua hàng tại gian hàng trưng bày trong hội nghị. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Thứ tư, khuyến khích doanh nghiệp TTP, doanh nghiệp phân phối hỗ trợ, hướng dẫn cho các HTX nông nghiệp, hộ nông dân thông qua hoạt động đào tạo quy trình, kỹ thuật nuôi trồng theo chuẩn VietGap, GlobalGap, truy xuất nguồn gốc… nghiên cứu giải pháp, tổ chức ứng vốn, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ nhân lực, kỹ thuật phục vụ sản xuất, an toàn, bền vững, công nghệ cao để hướng đến xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng đặc sản, nông sản ở từng địa phương, vùng, miền.

Thứ năm, ưu tiên hỗ trợ tiêu thụ, bao tiêu các mặt hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm được sản xuất nuôi trồng theo quy trình VietGap, GlobalGap; định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.

Tin cùng chuyên mục