Cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng bất hợp lý

Ngày 26-3, tại TP Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (thuộc Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTB-XH) đã tổ chức hội thảo “Tăng cường phân luồng học nghề sau trung học”. Tại đây, nhiều đại biểu cho rằng cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng bất hợp lý.

(SGGP). – Ngày 26-3, tại TP Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (thuộc Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTB-XH) đã tổ chức hội thảo “Tăng cường phân luồng học nghề sau trung học”. Tại đây, nhiều đại biểu cho rằng cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng bất hợp lý.

Hiện nay, mỗi năm nước ta có khoảng hơn 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS, nhưng khoảng 90% - 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, nghĩa là chỉ có 5% - 10% vào học các cơ sở dạy nghề hoặc ra thị trường lao động làm lao động giản đơn. Bên cạnh đó, hàng năm cũng có gần 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT và khoảng hơn 80% học sinh tham gia thi đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nhưng cũng chỉ có khoảng 10% học sinh đi học nghề, còn lại tham gia thị trường lao động hoặc đơn giản là ở nhà chờ năm sau thi đại học. Mặc dù trên thực tế, số đỗ vào các trường đại học, cao đẳng chỉ khoảng 60% nhưng số không đỗ cũng không vào học tại các trường nghề. Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Tổng cục Dạy nghề cho biết, qua nhiều khảo sát cho thấy, vào học các trường nghề chỉ là “lựa chọn cuối cùng” của học sinh trung học sau khi không có cơ hội vào các bậc học khác.

NGUYỄN HÙNG

Tin cùng chuyên mục