Công an vào cuộc vụ phá rừng Chư Pah

Liên quan đến vụ pá rừng tại huyện Chư Pah (tỉnh Gia Lai) mà báo SGGP đã phản ánh, đến nayUBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh, UBND huyện Đắk Đoa, UBND huyện Chư  Pah về việc truy quét và xử lý.

Bắt 20m3, phát hiện 16 gốc chặt

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với các huyện nói trên chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác truy quét, ngăn chặn các vụ khai thác trái phép trên địa bàn; trường hợp vượt quá giới hạn xử lý hành chính thì phải chuyển hồ sơ sang công an điều tra, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trước ngày 25-12.

Công an vào cuộc vụ phá rừng Chư Pah ảnh 1 Lóng gỗ còn vứt giữa rừng

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah cho biết, ngày 7-12, khi tuần tra tại tiểu khu 208 (giáp ranh huyện Đắk Đoa và huyện Chư Pah), lực lượng UBND xã Chư Đăng Ya và kiểm lâm bắt giữ 2 lóng gỗ nhưng không có chủ, phương tiện nên tiến hành mật phục.

Đến ngày 17-12, đoàn kiểm tra gồm: Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pah, Đội kiểm lâm cơ động số 2, Đội kiểm tra liên ngành số 1, Hạt kiểm lâm huyện Đắk Đoa, UBND xã Chư Đăng Ya, tổ chức kiểm tra khu vực giáp ranh 2 huyện. Kết quả phát hiện 24 lóng gỗ, khối lượng hơn 20,6m3 (nhóm V và nhóm VI).

Công an vào cuộc vụ phá rừng Chư Pah ảnh 2 Một cây gỗ to bị đốn hạ 

Số gỗ nói trên phát hiện tại 3 vị trí: Vị trí 1 nằm tại bãi đất trống ở làng Ya, xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah) có 12 lóng, khối lượng 7,6m3, đã đưa về chi cục kiểm lâm; Vị trí 2 tại tiểu khu 250, do UBND xã Chư Đăng Ya quản lý với 8 lóng, khối lượng 8,9m3; Vị trí 3 tại tiểu khu 208, địa giới xã Đắk Tờ Ver, huyện Chư Pah, thuộc lâm phần của Ban quản lý dự án 611 Tây Bắc Đắk Đoa quản lý (thuộc tỉnh đội) với số lượng 4 lóng, khối lượng hơn 4m3.   

Công an vào cuộc vụ phá rừng Chư Pah ảnh 3 Bìa, lóng nằm khắp nơi như công trường

Đoàn cũng phát hiện tại tiểu khu 208, xã Đắk Tờ Ver,  thuộc lâm phần của Ban quản lý dự án 661 Tây Bắc Đắk Đoa có 10 gốc cây bị chặt, tại tiểu khu 431 (xã Đắk Krong, huyện Đắk Đoa) có 6 gốc bị chặt. Các cây gỗ bị chặt có đường kính từ 35cm đến 90cm, hiện trạng rừng thường xanh trung bình, thuộc rừng sản xuất.

Công an vào cuộc vụ phá rừng Chư Pah ảnh 4 Gỗ nằm bên đường
Công an vào cuộc vụ phá rừng Chư Pah ảnh 5 Cây gỗ bị xẻ thịt, gốc nằm một chỗ, thân nằm một nơi

Ông Nguyễn Ngọc Quang còn cho biết, đến ngày 23-12, đoàn chức năng vẫn đang kiểm tra tại rừng. Vì thế chưa thể khẳng định khối lượng 20m3 và 16 cây gỗ bị chặt mà đoàn đã kiểm tra, bắt giữ đã là số lượng cuối cùng hay chưa.

Sẽ khám nghiệm hiện trường

Công an vào cuộc vụ phá rừng Chư Pah ảnh 6 Một cây gỗ đại thụ bị đốn hạ

Theo một người dân, để lên rừng khai thác gỗ, lâm tặc phải đi lên con đường xuyên rừng vòng qua UBND xã Chư Đăng Ya nhiều km. Con đường này được khoét sâu vào núi, có vị trí sâu đến 5m. Vì thế, muốn giữ rừng, nhất quyết phải lấp bỏ con đường này.

Công an vào cuộc vụ phá rừng Chư Pah ảnh 7 Một cây gỗ bị lâm tặc đốn nhưng chưa ngã
Công an vào cuộc vụ phá rừng Chư Pah ảnh 8 Rừng xác xơ, tan hoang

Cũng theo ông Quang, trong việc để mất rừng trên địa giới huyện Chư Pah, UBND xã Đắk Tờ Ver, Ban quản  lý dự án 661 Tây Bắc Đắk Đoa (thuộc tỉnh đội) phải chịu trách nhiệm trước huyện.

Ông Quang còn cho biết, ngành chức năng đã thống nhất vào ngày 26-12, lực lượng Chi cục Kiểm lâm, công an, viện kiểm sát, hạt kiểm lâm, UBND xã Chư Đăng Ya, UBND Đắk Tờ Ver sẽ cùng vào khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng.

Công an vào cuộc vụ phá rừng Chư Pah ảnh 9 Gỗ đốn hạ vừa mới khô lá

Trước đó, như SGGP đã phản ánh, lâm tặc thông qua con đường xuyên núi rồi vào các cánh rừng trên địa bàn huyện Chư Pah khai thác gỗ. Gỗ bị đốn hạ khắp nơi và được cất dấu trong lùm cỏ, bụi tre.

Theo thiết bị định vị của điện thoại, rừng bị phá nằm ở 2 xã Chư Đăng Ya và Đắk Tờ Ver.

Một người dẫn đường tiết lộ, có con đường rừng xuyên lên huyện Kon Rẫy, Kon Tum. Càng lên sâu thì gỗ khai thác càng nhiều nhưng khó đi vì đường dốc, lại có lực lượng cảnh giới.

Tin cùng chuyên mục