Theo đó, các cơ sở y tế phải tổ chức cách ly y tế đối với 9 loại bệnh truyền nhiễm nhóm B như bạch hầu, ho gà, sởi, rubella, than, viêm màng não do mô cầu, chân tay miệng, thủy đậu và quai bị. Người bị giám sát bao gồm những người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm với các nội dung giám sát, như tên tuổi, giới, nghề nghiệp, điện thoại liên lạc, địa chỉ nơi sinh sống, nơi học tập, làm việc; địa điểm và thời gian mắc, khởi phát bệnh; diễn biến bệnh, triệu chứng, chẩn đoán và quá trình điều trị, cơ sở y tế chăm sóc, điều trị trước khi mắc bệnh; thông tin về xét nghiệm khẳng định tác nhân gây bệnh phù hợp; tiền sử tiêm chủng vaccine phòng bệnh và tình trạng miễn dịch, tiền sử đi lại trong và ngoài nước, các thông tin về tiền sử phơi nhiễm, tiếp xúc và yếu tố dịch tễ liên quan...
Thông tư cũng quy định việc giám sát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện trên toàn phạm vi địa bàn quản lý hành chính, chú trọng tại một số nơi tập trung đông người như cơ sở y tế; khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm; khu đang có ổ dịch, nơi cư trú, học tập, làm việc, điểm đến du lịch và khu vực cửa khẩu.
Ngày 22-7, Sở Y tế tỉnh Bình Dương xác nhận trên địa bàn vừa có một trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết (SXH) dạng nặng. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh đã có gần 4.000 ca mắc SXH, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ, trong đó riêng nửa đầu tháng 7-2019 đã có hơn 500 ca bệnh mới, tập trung nhiều ở thị xã Bến Cát với gần 100 trường hợp. Diễn biến phức tạp của loại bệnh này trong thời gian gần đây là do ngoài chủng virus Dengue 1 thì từ cuối năm 2018 đã xuất hiện thêm virus chủng Dengue 2, loại chủng này đang gây ra bùng phát SXH do chưa có miễn dịch cộng đồng.