Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh

Sáng ngày 24-3, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh. Buổi lễ được tổ chức tại Doi Cát, khu vực Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ.
Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 1

Tỉnh Quảng Ngãi đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh thuộc loại hình di tích khảo cổ. Trong đó, 6 điểm di tích gồm: địa điểm Di tích Long Thạnh, địa điểm Di tích Phú Khương, địa điểm Di tích Thạnh Đức, Quần thể di tích Chămpa trong không gian Sa Huỳnh, đầm An Khê và lạch An Khê, sông Cửa Lỗ.

Trong các địa điểm trên có 3 di tích khảo cổ Văn hóa Sa Huỳnh nằm liền kề nhau là địa điểm di tích Long Thạnh khai quật các năm 1977, 1978, 2010; địa điểm di tích Phú Khương khai quật các năm 1923, 1959; Địa điểm di tích Thạnh Đức phát hiện đầu tiên Văn hóa Sa Huỳnh năm 1909, khai quật các năm 1923, 1934.

Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 2

Di tích khảo cổ Long Thạnh khai quật năm 1978, có niên đại cách ngày nay trên 3.000 năm, thuộc sơ kỳ đồng thau, giai đoạn tiền Sa Huỳnh. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Di tích Văn hóa Sa Huỳnh tại Sa Huỳnh là nơi phát hiện đầu tiên và xác lập tên gọi Văn hóa Sa Huỳnh, được các nhà khảo cổ học khai quật nghiên cứu trong suốt thế kỷ XX.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhấn mạnh: Di tích Văn hóa Sa Huỳnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt là niềm vinh dự lớn và cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Quảng Ngãi trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị đặc biệt của di tích.

Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 3
Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 4

Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh thu hút người dân, du khách đến tham quan. Ảnh: NGUYỄN TRANG

PGS.TS Bùi Văn Liêm, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, cho biết: “Văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa khảo cổ thuộc thời đại kim khí có táng thức cơ bản là mộ chum, không gian phân bố rộng trên dải đất miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, Đồng Nai. Trung tâm của văn hóa này nằm ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và bắc Bình Định. Cư dân Văn hóa Sa Huỳnh làm nghề trồng trọt, khai thác thủy hải sản, làm đồ trang sức, làm đồ gốm, mỹ nghệ, đúc thủy tinh, đặc biệt là mộ chum lớn thường tập trung cồn cát ven biển lan dần ra các đảo ven bờ”.

PGS.TS Bùi Văn Liêm nhận định: “Những phát hiện về di vật Văn hóa Sa Huỳnh có giá trị rất lớn được các nhà khảo cổ học, nhà khoa học đánh giá cao. Sự hiện diện Văn hóa Sa Huỳnh tại Quảng Ngãi là thế mạnh không phải nơi nào cũng có được. Với những giá trị là di tích gốc có giá trị đặc biệt, độc đáo, Di tích Văn hóa Sa Huỳnh được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh đã khẳng định, ghi nhận giá trị di tích và nổ lực chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Ngãi”.

Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 5

Cư dân Văn hóa Sa Huỳnh có táng tục đa dạng, ngoài truyền thống táng tục mộ chum, còn có táng tục mộ vò, mộ nồi, mộ đất. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 6

Bộ sưu tập quan tài gốm Văn hóa Sa Huỳnh đang trưng bày gồm: Chum hình trứng, khai quật tại địa điểm Gò Quê năm 2005; chum văn in ô vuông phong cách Hán, phát hiện tại địa điểm Chiêm Chiêm; chum vò hình cầu có nắp đậy, khai quật tại Xóm Ốc năm 1997; mộ nồi chôn đứng theo hình thức hai nồi úp nhau. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Địa điểm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) là nơi phát hiện đầu tiên Văn hóa Sa Huỳnh, nơi đây tồn tại quần thể di tích Long Thạnh, Phú Khương, Thạnh Đức, từ sơ kỳ đồng thau tiền Sa Huỳnh phát triển lên Sa Huỳnh sơ kỳ sắt, tầng văn hóa khảo cổ, mộ táng của giai đoạn sớm – muộn là bằng chứng khoa học xác thực về việc khẳng định tính bản địa, nội sinh của Văn hóa Sa Huỳnh, đó là nền văn hóa trong thời đại kim khí có nguồn gốc hình thành, phát sinh phát triển ngay trên dải đất miền Trung Việt Nam.

Từ năm 1909 đến năm 1961, các học giả Phương Tây như M.Colani, O.Jansee, L.Malleret, W.G.Solheim II đã tập trung nghiên cứu tư liệu tại Sa Huỳnh và so sánh các nơi khác để xác lập tên gọi, mối quan hệ của Văn hóa Sa Huỳnh và các văn hóa khảo cổ đồng đại khác ở khu vực Đông Nam Á.

>> Một số di vật Văn hóa Sa Huỳnh

Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 7

Cư dân văn hóa Sa Huỳnh rất ưa chuộng đồ trang sức chế tác từ đá ngọc, thủy tinh. Từ giai đoạn tiền Sa Huỳnh ở sơ kỳ đồng thau đã tìm thấy trong mộ táng ở Long Thạnh loại vòng tay, ống chuỗi chế tác từ đá ngọc Nephrite, ở Bình Châu II trong mộ đất có 7 hạt trang sức đá Opal. Đến giai đoạn Sa Huỳnh sơ kỳ sắt, cư dân Sa Huỳnh ưa chuộng đồ trang sức chế tác từ đá mã não và thủy tinh. Một vòng chuỗi đeo cổ đá mã não với các hạt hình thoi từ lớn đến nhỏ được phát hiện trong mộ chum hỏa táng ở Dương Quang (huyện Mộ Đức). Đây là vòng chuỗi mã não hoàn hảo đầy đủ nhất, đẹp nhất từ trước đến nay trong mộ táng Sa Huỳnh. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 8

Đồ trang sức và nguyên liệu chế tác đồ trang sức tại Suối Chình (xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) có niên đại khoảng 2.000 năm trước. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 9

Đồ trang sức hạt cườm, khuyên tai 3 mấu được chế tác từ đá ngọc và thủy tinh, cách đây 2.000 năm. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 10

Bảo vật Quốc gia - bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh, có niên đại tiền Sa Huỳnh, cách nay khoảng 3.000 năm, khai quật ở các năm 1978 và 1994 trong khu mộ chum tại địa điểm di tích Long Thạnh thuộc thôn Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 11

Bộ sưu tập Bình gốm Long Thạnh là hiện vật độc bản, chế tác bằng tay, còn nguyên vẹn, phản ánh đặc trưng đồ gốm ở giai đoạn sớm của Văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh ảnh 12

Một góc vùng đất Sa Huỳnh tại làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Đọc nhiều nhất

Bộ phim Bên trong vỏ kén vàng

Để tài năng không phải lãng phí

Bộ phim Bên trong vỏ kén vàng, đại diện duy nhất của Việt Nam tranh giải tại Liên hoan phim (LHP) Cannes 2023, đã nhận được tràng pháo tay dài 5 phút sau buổi công chiếu. Để có được sự tôn vinh ấy, là cả một hành trình dài với nhiều nỗ lực của đạo diễn và ê kíp.

Phim

Cannes 2023 - Hào nhoáng và quyết liệt

Với vị trí đẹp như tranh vẽ bên bờ biển French Riviera và lịch sử lâu đời, Cannes vẫn là liên hoan phim (LHP) uy tín bậc nhất. Phiên bản năm nay, như thường lệ vẫn đầy tráng lệ và rất nhiều điểm nhấn đặc biệt.