Công cụ ràng buộc hữu hiệu

Cuối cùng, Australia và Facebook ngày 23-2 cũng đã đạt được thỏa thuận, theo đó Chính phủ Australia nhất trí sửa đổi dự luật còn Facebook sẽ dỡ bỏ việc chặn tin tức của các tổ chức báo chí Australia xuất hiện trên nền tảng xã hội này. 
Ảnh minh họa: EPA-EFE/TTXVN
Ảnh minh họa: EPA-EFE/TTXVN

Trước đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã nhất trí sẽ cùng hợp tác để yêu cầu các tập đoàn Internet trả tiền cho các hãng tin và tiếp tục phối hợp các nỗ lực để đảm bảo doanh thu của những tập đoàn Internet được chia sẻ công bằng hơn với người sáng tạo/tác giả và các phương tiện truyền thông.

Diễn biến mới nhất trong cuộc đối đầu giữa Australia và Facebook cho thấy, cuộc chiến truyền thông đang lan nhanh trên thế giới.
Trên Facebook cá nhân, ông Scott Morrison cho biết đang nhận sự ủng hộ của lãnh đạo Canada, Anh và Ấn Độ. Bộ trưởng Di sản Canada Steven Guilbeault nói rằng, quốc gia Bắc Mỹ sẽ học hỏi cách tiếp cận của Australia, đồng thời soạn thảo các quy định riêng trong thời gian tới.
Hiện Canada đã và đang thảo luận với các đối tác Pháp, Australia, Đức và Phần Lan về việc cùng nhau hợp tác về việc này. Giáo sư Megan Boler của Đại học Toronto, chuyên về mạng xã hội, cho biết, đây được xem như một bước ngoặt lớn.
“Chúng ta có thể thấy một liên minh, một mặt trận thống nhất chống lại sự độc quyền này, nó có thể rất mạnh mẽ”, ông nói.
Khoảng mười năm trở lại đây, với sự phát triển nhanh chóng của Internet, thói quen đọc của người dùng đã chuyển dần sang các nền tảng công nghệ và mạng xã hội, đặt ra thách thức lớn cho ngành báo chí thế giới.
Theo thống kê mới nhất, năm 2020, thị phần của Google và Facebook trên nền tảng quảng cáo kỹ thuật số đã lên tới 78%, từ mức 75% trong năm 2019 và tăng vọt so với mức 66% của 2 năm trước đó. Bên cạnh ưu thế công nghệ vượt trội, Google và Facebook còn thu hút được nhiều người sử dụng một phần do các công ty này dùng nhiều tin tức của các tổ chức báo chí.
Không chỉ Australia hay Canada, khắp từ Tây sang Đông, các nước đang có xu hướng đưa ra các quy định mới nhằm buộc Facebook và Google trả phí tin tức trên nền tảng của hai hãng này. Dưới sức ép ngày càng tăng, Google phải chi 76 triệu USD để trả cho 121 tòa soạn báo của Pháp trong vòng 3 năm tới, ra mắt ứng dụng News Showcase - mô hình trả tiền mua tin - ở Anh, Pháp, Argentina, Đức, Brazil, Canada, Nhật Bản và mới nhất là Australia.
Dù thỏa thuận giữa Australia và Facebook đạt được vẫn là tạm thời nhưng theo Chủ tịch News Media Europe, ông Fernando de Yarza, bất đồng giữa chính phủ Australia với Facebook cần được xem là một lời cảnh báo. Ông khẳng định thực sự cần có một công cụ ràng buộc để giải quyết sự mất cân bằng cố hữu trong khả năng thương lượng với các công ty công nghệ vốn đang thể hiện “quyền hạn quá mức” trên Internet.

Đọc nhiều nhất

Nhân viên y tế tại Ấn Độ lấy mẫu từ dơi

Cảnh giác trước sự lây lan của virus Nipah

Theo Hindustan Times, Thủ hiến bang Kerala (Ấn Độ) Pinarayi Vijayan vừa thông báo 36 mẫu thu thập từ dơi ở bang Kerala đã cho kết quả âm tính với virus Nipah. Đây là khu vực bùng phát virus Nipah nguy hiểm trong hơn một tuần qua.

Hồ sơ - tư liệu

Hệ lụy từ xã hội siêu cạnh tranh

Sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra một loạt chính sách mới để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của giáo viên trước nạn bắt nạt từ phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, những chính sách này cũng không đáp ứng được yêu cầu trước đó của giáo viên và xem chừng lợi bất cập hại.

Chuyện đó đây

Chế tạo hydro từ rác thải nhựa

Các nhà nghiên cứu Đại học Rice, Mỹ tìm ra phương pháp phát thải thấp để thu hoạch hydro và graphene từ rác thải nhựa, vừa giải quyết các vấn đề môi trường như ô nhiễm nhựa và khí nhà kính, vừa có thể bù đắp chi phí sản xuất hydro (ảnh).