Tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng cần quy định cụ thể chế tài với các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở. Đại diện TAND TPHCM cho rằng cần sửa đổi quy định để công khai các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị đã có kết quả xử lý kỷ luật hoặc xử lý trách nhiệm hình sự.
Về nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại diện Hội Luật gia quận Tân Bình cho rằng cần kiên quyết và kịp thời đấu tranh, phản biện, phản bác các quan điểm, luận điểm, phát ngôn, phát biểu sai trái, vi phạm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, dễ gây dư luận, hiểu lầm. Ngoài ra cũng cần quy định cụ thể chế tài, mức độ vi phạm như thế nào thì xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đại diện VKSND TPHCM góp ý, dự thảo luật cần bổ sung hình thức công khai thông tin. Cụ thể là công khai thông tin thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kazakhstan
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi
-
Ông Võ Đức Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh
-
Xử lý hạn chế, bất cập trong triển khai chính sách phát triển kinh tế
-
Thí điểm thành lập Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc tại TPHCM
-
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak
-
Khẩn trương đưa ra xét xử 9 vụ án trọng điểm dư luận xã hội quan tâm
-
Bí thư Thành ủy TPHCM: Cần sự ủng hộ, giám sát của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực