Đà Nẵng: Bê tông hóa ở thượng nguồn sông Luông Đông

Tại một số khu du lịch ở xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), người dân phản ánh nhiều khu "bê tông hóa" gây ảnh hưởng đến nguồn nước, xâm phạm cảnh quan thiên nhiên.
Khu cắm trại Róc Rách Glamping xây dựng công trình "bê tông hóa" dọc bờ suối. Ảnh: XUÂN QUỲNH
Khu cắm trại Róc Rách Glamping xây dựng công trình "bê tông hóa" dọc bờ suối. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Các điểm "bê tông hóa" để làm du lịch. Thực hiện: XUÂN QUỲNH

Đi theo Quốc lộ 14G dọc theo sông Luông Đông từ đoạn giáp ranh tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đến cầu Ngầm Đôi (thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), không khó để nhận ra sự bê tông hóa dọc bờ suối ở 2 khu cắm trại là Róc Rách Glamping và Green World Glamping đang hoạt động nằm gần nhau.

Một khu vực phía trong Róc Rách Glamping cũng đổ đất đá. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Một khu vực phía trong Róc Rách Glamping cũng đổ đất đá. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Một khu vực được đổ đất đá, bê tông san nền. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Một khu vực được đổ đất đá, bê tông san nền. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Khu cắm trại Róc Rách Glamping chia làm nhiều phân khu nhỏ. Mỗi khu được cải tạo đê kè kiên cố, trải sạn để dựng lều cắm trại, khu ăn uống. Bên cạnh đó, có khu đất rộng đã được đổ đất đá, san nền ngay sát bờ suối sắp sửa đưa vào sử dụng.

Đoạn cuối khu vực Róc Rách Glamping. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Đoạn cuối khu vực Róc Rách Glamping. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Để đánh dấu phạm vi, chủ đầu tư Róc Rách Glamping chằng dây thép gai, kè đá “lấn” dòng suối tự nhiên và gây ảnh hưởng đến dòng chảy của khe suối nơi thượng nguồn.

Khu cắm trại Green Word Glamping diễn ra với tình trạng nghiêm trọng hơn. Chủ cơ sở làm kè đá kiên cố một đoạn suối, đổ bê tông san nền, đường đi gây ảnh hưởng đến cảnh quan.

Khu vực dọc khu du lịch Green World Glamping. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Khu vực dọc khu du lịch Green World Glamping. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhiều đoạn được bê tông hóa. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhiều đoạn được bê tông hóa. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Đáng chú ý, một con đường được đổ bê tông như một cây cầu dài khoảng 10m, rộng khoảng 3-4m chặn ngang dòng suối. Hiện lượng du khách lên đây cắm trại cũng rất đông vào những ngày cuối tuần.

Đường bê tông rộng 3 - 4 m chắn ngang dòng suối phía thượng nguồn trên địa bàn xã Hòa Phú. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Đường bê tông rộng 3 - 4 m chắn ngang dòng suối phía thượng nguồn trên địa bàn xã Hòa Phú. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Chạy dọc xuống hạ nguồn, phóng viên cũng ghi nhận một số điểm được xây dựng đê kè kiên cố, lấn dòng, xây dựng nhiều công trình bê tông hóa ngay sát bờ sông, gây ảnh hưởng đến thiên nhiên, cảnh quan và nguy cơ mất an toàn nguồn nước sông Luông Đông.

Địa bàn xã Hoà Phú đang có 7 khu du lịch sinh thái, trong đó có 4 khu là hoạt động từ hơn chục năm về trước gồm: Khu du lịch Lái Thiêu, Khu du lịch Hoà Phú Thành, Khu du lịch Suối Hoa, Khu công viên suối khoáng nóng Đà Nẵng.

Theo ông Nguyễn Văn Bửu, Chủ tịch UBND xã Hòa Phú, các điểm du lịch trên nằm trong Khu du lịch sinh thái Lái Thiêu đã được cấp phép hoạt động. Năm 2022, một số điểm tại sông Luông Đông bị lũ quét, gây sạt lở nên các chủ đầu tư đã trải thảm sỏi, xây đê kè để khắc phục sạt lở.

Trước tình trạng này, trao đổi với báo SGGP, ông Nguyễn Thúc Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, hằng năm, các phòng chức năng của cấp huyện, xã thường xuyên kiểm tra, báo cáo UBND huyện Hòa Vang về đảm bảo trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại các khu du lịch dọc sông Luông Đông. Đối với các hạng mục mới được xây dựng, “bê tông hóa” như phản ánh của phóng viên, chính quyền địa phương gồm Đội kiểm tra quy tắc đô thị huyện Hòa Vang và UBND xã Hòa Phú sẽ tổ chức đoàn kiểm tra ghi nhận tình hình, hiện trạng thực tế, xử lý nghiêm nếu có sai phạm.

Tin cùng chuyên mục