“Đảo chiều” hậu Brexit

Sau gần 7 năm kể từ cuộc trưng cầu dân ý việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đa số người dân Anh lại ủng hộ việc xây dựng mối quan hệ gần gũi với EU.

Đây là kết quả khảo sát do báo The Guardian (Anh) công bố, cho thấy dư luận Anh dường như đã “đảo chiều”. Đáng chú ý, điều này diễn ra ở những đơn vị bỏ phiếu từng ghi nhận tỷ lệ ủng hộ Brexit cao nhất trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.

Khảo sát tiến hành với hơn 10.000 người dân Anh cho thấy, khoảng 63% người trưởng thành tin rằng Brexit gây ra nhiều vấn đề hơn là giúp tháo gỡ tình hình nước Anh, trong khi chỉ 21% tin vào điều ngược lại. Khoảng 53% cử tri mong muốn chính phủ tìm cách thiết lập quan hệ quần gũi hơn với EU so với mối quan hệ hiện có (sau khi rời thị trường chung và liên minh thuế quan); chỉ 14% muốn Anh tách rời EU hơn nữa. Ở một số khu vực như Boston và Skegness ở Lincolnshire, những nơi từng ghi nhận tỷ lệ ủng hộ Brexit lên tới 74,9% vào năm 2016, tỷ lệ người ủng hộ xích lại gần EU hiện nay là 40%, cao hơn gần gấp đôi so với tỷ lệ 19% người ủng hộ tách rời hơn nữa với EU.

Kết quả khảo sát được công bố sau khi Chính phủ Anh đưa ra các dữ liệu chính thức cho thấy số người nhập cư ròng vào Anh hơn 606.000 người vào năm 2022, tăng 24% so với mức kỷ lục trước đó là 488.000 người năm 2021. Thực tế này diễn ra ngược với cam kết của chính phủ rằng Brexit sẽ giúp Anh lấy lại quyền kiểm soát các đường biên giới quốc gia.

Cuộc khảo sát được tiến hành vào thời điểm xuất hiện những báo cáo cho thấy nền kinh tế nói chung và hoạt động trao đổi thương mại nói riêng của Anh chịu tổn hại vì các rào cản thương mại hậu Brexit, khiến chi phí xuất, nhập khẩu gia tăng. Theo dữ liệu từ Trường Kinh tế London, các hộ gia đình Anh tốn thêm 7 bảng Anh (8,6 USD) kể từ sau Brexit cho các chi phí phát sinh trong nhập khẩu thực phẩm từ EU.

Đọc nhiều nhất

Nhân viên y tế tại Ấn Độ lấy mẫu từ dơi

Cảnh giác trước sự lây lan của virus Nipah

Theo Hindustan Times, Thủ hiến bang Kerala (Ấn Độ) Pinarayi Vijayan vừa thông báo 36 mẫu thu thập từ dơi ở bang Kerala đã cho kết quả âm tính với virus Nipah. Đây là khu vực bùng phát virus Nipah nguy hiểm trong hơn một tuần qua.

Hồ sơ - tư liệu

Hệ lụy từ xã hội siêu cạnh tranh

Sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra một loạt chính sách mới để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của giáo viên trước nạn bắt nạt từ phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, những chính sách này cũng không đáp ứng được yêu cầu trước đó của giáo viên và xem chừng lợi bất cập hại.

Chuyện đó đây

AI giúp phát hiện sớm gen gây bệnh

Các nhà nghiên cứu tại Công ty DeepMind của Google đã thiết kế hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các gen có khả năng gây bệnh, đồng thời tin rằng, họ đã xác định được 89% các đột biến quan trọng về gen.