Đầu tư hơn 400 tỷ đồng vào Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa trao quyết định chủ trương đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam với tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa trao quyết định chủ trương đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang
Dự án du lịch nêu trên được xem là dự án lớn ở huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam nằm tại thôn A Sờ, xã Mà Cooih (huyện Đông Giang), có quy mô 120ha, đảm bảo cho 100.000 khách lưu trú/năm.

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân ký Quyết định số 295/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Khu du lịch sinh thái cổng trời Đông Giang. 

Đầu tư hơn 400 tỷ đồng vào Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang ảnh 2 Dự án ảnh hưởng trực tiếp đến 63 hộ dân thôn A Sờ, xã Mà Cooih

Theo đó, khu du lịch được chia làm 4 khu vực chính, gồm: Khu dịch vụ hỗ trợ - hạ tầng kỹ thuật, khu đón tiếp, nhà điều hành khu vực bãi đậu xe - quảng trường cây xanh; Các hạng mục phụ trợ: Bán vé, hàng lưu niệm, nhà bia di tích lịch sử, chòi nghỉ chân, hành lang đi bộ có mái che, đài vọng cảnh, nhà vệ sinh, khu xử lý nước thải, thu gom rác thải...

Khu 2 có chức năng chính là dịch vụ du lịch sinh thái, bao gồm: chòi nghỉ, tháp vọng cảnh, nhà phụ trợ, nhà hàng, cầu có mái che, nhà cứu hộ cứu nạn, nhà biểu diễn, nhà điều hành.

Khu 3: là nơi tổ chức các dịch vụ du lịch văn hóa, bao gồm khu kiến trúc Thành cổ, bán hàng ngoài trời, ga cáp treo đi, nhà hàng, đài vọng cảnh, khối phụ trợ, hành lang có mái che, nhà trưng bày (chủ đề Cơ Tu); tháp vọng cảnh, nhà hàng, khách sạn, các khối nhà trưng bày bán hàng. Khu 4 dành cho lưu trú khách sạn, nhà hàng, tháp vọng cảnh, ga cáp treo đến, khối phụ trợ, khu vui chơi trong nhà…

Đại diện tập đoàn FVG cho biết, đến cuối năm 2019 sẽ đưa vào khai thác một số hạng mục, đồng thời bật mí: “Việc lựa chọn huyện Đông Giang để đầu tư du lịch, ban đầu nhiều người tưởng việc đầu tư mạo hiểm, nhưng trên thực tế đã được chủ đầu tư khảo sát kỹ lưỡng và quyết định đầu tư theo hướng du lịch sinh thái”.
Đầu tư hơn 400 tỷ đồng vào Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang ảnh 3 Việc lựa chọn huyện Đông Giang để đầu tư du lịch, ban đầu nhiều người tưởng việc đầu tư mạo hiểm, nhưng trên thực tế đã được chủ đầu tư khảo sát kỹ lưỡng và quyết định đầu tư theo hướng du lịch sinh thái
Bà Nguyễn Thị Phương Nhung, Phó TGĐ tập đoàn FVG, nhấn mạnh: “Cam kết đầu tiên của FVG khi đầu tư khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang với mục tiêu cao nhất là bảo vệ môi trường sinh thái, cố gắng gìn giữ nền tảng môi trường tự nhiên và hạn chế tối đa tác động đến thiên nhiên”. 

Cũng theo bà Nguyễn Thị Phương Nhung, tất cả phương án thiết kế đầu tư xây dựng các phân khu chức năng của dự án đều được cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt và bà Phương Nhung khẳng định: “Chính quyền Quảng Nam cho phép tới đâu, chủ đầu tư sẽ dựa vào đó mà triển khai. Lâu nay, nhiều dự án du lịch đã bê tông hóa, tác động quá nhiều vào tự nhiên. Đối với Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, mong muốn lớn nhất của chủ đầu tư là làm ra một khu du lịch sinh thái đúng nghĩa”.

Nhận định phát triển du lịch sinh thái là một xu hướng không chỉ riêng Việt Nam, tập đoàn FVG tin tưởng sẽ đưa sản phẩm du lịch sinh thái đặc sắc của vùng núi phía tây Quảng Nam đến với du khách trong và ngoài nước.

Đến thời điểm này đã tổ chức đào tạo cho nhiều lao động là người đồng bào dân tộc Cơ Tu: “FVG cũng cam kết với chính quyền huyện Đông Giang sẽ đào tạo và sử dụng tối đa nguồn nhân lực tại địa phương”, bà Nhung khẳng định.

Đầu tư hơn 400 tỷ đồng vào Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang ảnh 4 FVG cũng cam kết với chính quyền huyện Đông Giang sẽ đào tạo và sử dụng tối đa nguồn nhân lực tại địa phương
Ông Hồ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, cho biết, dự án ảnh hưởng trực tiếp đến 63 hộ dân thôn A Sờ, xã Mà Cooih. Hiện chính quyền đang làm các thủ tục đền bù cho người dân. Một số hộ đồng ý nhận tiền đền bù giai đoạn 1 với số tiền hơn 15 tỷ đồng.

"Khu du lịch này khi mà đầu tư thì rõ ràng địa bàn được hưởng rất nhiều cái lợi, nâng tầm được khu du lịch cũ lên để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, từ đó sẽ tăng nguồn thu cho địa phương. Ngoài ra, việc đền bù còn hỗ trợ cho người dân một khoản kinh phí lớn để họ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua việc xây dựng lại nhà cửa khang trang, trồng rừng kết hợp với du lịch", ông Hồ Quang Minh nói.

Tin cùng chuyên mục