Dạy con tiết kiệm – bài học nhỏ hình thành nhân cách lớn

Tiết kiệm là một trong những bài học đạo đức cơ bản nhất giúp trẻ hình thành nhân cách tốt. Việc dạy con tiết kiệm từ nhỏ sẽ giúp trẻ biết trân trọng sức lao động, hiểu được giá trị của đồng tiền, và trở thành người có trách nhiệm trong chi tiêu khi trưởng thành.  
Dù chưa bao giờ dạy con thế nào là tiết kiệm, nhưng chị L. hiểu con gái đã biết quan sát công việc của ba mẹ và chia sẻ phần nào lo toan. Ảnh minh họa
Dù chưa bao giờ dạy con thế nào là tiết kiệm, nhưng chị L. hiểu con gái đã biết quan sát công việc của ba mẹ và chia sẻ phần nào lo toan. Ảnh minh họa

Con trưởng thành hơn từ bài học tiết kiệm

Chị L., công nhân dệt may Thiên Ân, Thủ Đức, dừng xe ở một sạp rau vỉa hè để mua ít rau dưa nấu canh chua. Mấy bữa nay vào hè, trời nắng nóng, thương chồng chạy xe vất vả nên chị muốn đổi món để bữa cơm tối gia đình thêm ngon miệng. Lúc tính tiền, chị chủ quán nói thêm “Nay rau lên giá, chị tính thêm 2 nghìn tiền hành, thì là và mấy quả ớt nha!”. Cô con gái 10 tuổi ngồi sau bèn nói nhanh “Cô ơi, con không lấy hành và ớt đâu ạ” rồi thoăn thoắt xuống xe để giúp mẹ gửi tiền và nhận tiền thừa. Trên đường về, cô bé thủ thỉ “Để lát con lên sân thượng ngắt hành lá, thì là với ớt, đỡ mất tiền mua chứ con thấy mắc quá.” 

Chị L. vừa ngạc nhiên, vừa mừng vì con gái lớn đã biết nghĩ tiết kiệm cho gia đình. Thường ngày, rửa rau vo gạo xong, cô bé cũng lấy nước để tưới cây. Cái sân thượng nhỏ thỉnh thoảng cũng đủ rau thơm, gia vị cho bữa ăn đạm bạc những ngày kinh tế hai vợ chồng khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Việc dạy con tiết kiệm hình thành ý thức và thái độ tích cực với đồng tiền, đồng thời xây dựng thói quen tích lũy tốt. Đồng tiền không đơn giản mà có được, nên trẻ cần phải biết trân trọng đồng tiền, phải tiết kiệm thay vì tiêu xài phung phí. 

3 bài học dạy con tiết kiệm

Tuy trẻ chưa thực sự kiếm được tiền, nhứng trẻ có thể “có thu nhập” từ rất nhiều nguồn trong năm như: tiền lì xì, tiền của ông bà cho, tiền thưởng học bổng từ trường lớp. Thay vì kiểm soát và ngăn cấm, hãy trao quyền tự chủ cho con và hướng dẫn con tiết kiệm bằng những bài học sau: 

1. Hình thành thói quen bỏ ống heo

Khi con có được các khoản tiền, hãy khuyến khích con bỏ tiền vào ống heo tiết kiệm. Việc cho con làm chủ được khoản tiền này thay vì “giữ hộ” sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và có trách nhiệm với số tiền hơn. Nhiều phụ huynh cho rằng để trẻ cầm tiền sớm dễ sinh hư mà không nghĩ đến việc trẻ sẽ mất niềm tin vào phụ huynh nếu lời hứa “giữ hộ” mãi bị thất hứa. Việc tạo cho trẻ tích lũy tiền thông qua ống heo mỗi khi nhận được tiền vừa tạo động lực để trẻ biết ước mơ cho những kế hoạch dài hạn, vừa giúp trẻ có khái niệm dự phòng.

Chị H., trong một lần chở con đi đăng ký lớp học tiếng Anh, có chia sẻ: “Sau khi nghe tư vấn về khóa học, chị cũng nói với cháu là mẹ chưa có đủ tiền đóng học phí ngay. Con bé chủ động đề nghị hai mẹ con về đập heo đất tiết kiệm từ tết năm ngoái để góp tiền cùng mẹ. Chị cũng rất ngạc nhiên khi con bé nhớ đến khoản tiền này.”

2. Đặt mục tiêu và lên kế hoạch

Không chỉ tiết kiệm để dành cho các mục tiêu dài hạn, các bậc phụ huynh có thể dạy con tiết kiệm để thấy mọi mong muốn đều không thể đáp ứng ngay. Nếu có thể chờ đợi, thậm chí là cùng ba mẹ thực hiện kế hoạch tiết kiệm để đạt được mong muốn đó, thì con nên bắt tay vào làm ngay. Đó là câu chuyện dạy con tiết kiệm của MC Diệp Chi. Nữ BTV xinh đẹp của “Đường lên đỉnh Olympia” chia sẻ bé Sumo mong muốn mua một chia xe đạp. Cô và con gái đã cùng nhau lập bảng tiết kiệm theo từng tuần từng tháng để có thể dành được số tiền đó chứ không đồng ý cho con mua ngay. 

MC Diệp Chi cho biết cô tham khảo bảng kế hoạch tiết kiệm của Cha Ching để hướng dẫn bé Sumo để dành tiền
3. Làm bạn và làm gương cho con 

Không chỉ qua những lời chỉ dẫn và nhác nhở, trẻ còn học theo cách cha mẹ sử dụng và tiết kiệm tiền. Vì vậy, để con hình thành thói quen tiết kiệm, chính các phụ huynh cần là tấm gương tốt. Nếu bạn có thói quen mua đồ liên tục trên các trang thương mại điện tử, không thể kỳ vọng con mình tiết kiệm tiền được. Trẻ từ 7 tuổi trở lên đã có thể quan sát những hành vi mua sắm của ba mẹ, kể cả qua hình thức trực tuyến. Bắt trẻ tiết kiệm từng khoản nhỏ trong khi ba mẹ tiêu xài phung phí là điều không hợp lý.

Do vậy, khi lâp ra một bảng kế hoạch tiết kiệm chi tiết theo tuần, theo tháng hay tạo dựng thói quen nuôi heo đất, ba mẹ cần đồng hành và thực hiện cùng con để thấy được cả quá trình tiến bộ.

Dạy con tiết kiệm – bài học nhỏ hình thành nhân cách lớn ảnh 2 Ba mẹ cần vừa làm bạn vừa làm gương cho con về tiết kiệm

Tiết kiệm nhưng đừng quá hà tiện

Tuy hiểu rằng tiết kiệm là quan trọng, không phải phụ huynh nào cũng có thể dạy con bài bản, đúng cách. Có nhiều trường hợp phụ huynh quá khắt khe trong việc dạy con về tiền, dẫn dến việc trẻ trở nên dè dặt, tính toán chi li, thậm chí hình thành tính hà tiện. Vì dạy con tiết kiệm sai cách, ba mẹ vô tình đặt gánh nặng tiền bạc lên vai trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các bài học và hoạt động dạy con về tiền tại giáo trình Cha Ching, do Prudential Việt Nam phối hợp thực hiện. Giáo trình hiện đã được bộ Giáo dục Đào tạo cấp phép giảng dạy tại nhiều trường tiểu học.

Dự án giáo dục quản lý tài chính Cha Ching do TNHH BHNT Prudential Việt Nam phối hợp tổ chức JA Việt Nam thực hiện. Giáo trình Cha Ching phát triển bởi Quỹ Prudence (Quỹ hỗ trợ cộng đồng của Tập đoàn Prudential tại châu Á) và được dịch ra 10 ngôn ngữ giảng dạy trên nhiều quốc gia châu Á. Tại Việt Nam, chương trình đã được triển khai tại các trường tiểu học thông qua chuỗi hoạt động "học mà chơi, chơi mà học" đa dạng và lôi cuốn. Với hình thức mới mẻ, Cha-Ching giáo dục cho trẻ từ 7 - 12 tuổi và cả người lớn về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính, rèn luyện và phát triển toàn diện các thói quen quản lý tài chính thông minh.
Tìm hiểu thêm về Cha Ching tại: https://www.cha-ching.com/ 

Tin cùng chuyên mục