Mục đích của thông tư là thực hiện dân chủ nhằm tăng cường kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục; góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; phòng chống các hành vi tiêu cực…
Việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng; dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở giáo dục.
Thông tư quy định rõ những việc hiệu trưởng phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động biết, bao gồm: các nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục; kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần; kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược định hướng phát triển của cơ sở giáo dục; kinh phí hoạt động hàng năm; kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; quyết định bổ nhiệm, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, thăng hạng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động; việc đánh giá, xếp loại, hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc…
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM: Một thí sinh là F0 tại điểm thi THPT Trưng Vương được đặc cách xét tốt nghiệp THPT
-
1 triệu thí sinh đang làm bài thi Ngữ văn
-
Cả nước có 38 thí sinh thuộc diện F0
-
TPHCM: Nhiều thí sinh mang theo vật dụng cá nhân trong ngày làm thủ tục đầu tiên thi tốt nghiệp THPT
-
Hơn 1 triệu thí sinh đến nhận phòng thi, làm thủ tục dự thi
-
Báo SGGP tặng phụ trương gợi ý giải đề thi 5 môn của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
-
TPHCM dự kiến tăng gần 22.000 học sinh trong năm học tới
-
Ngày mai, thí sinh chính thức làm bài thi tốt nghiệp THPT
-
TPHCM: Các mốc thời gian tuyển sinh ĐH-CĐ ngành giáo dục mầm non năm 2022
-
Đề thi sẽ không ra các phần đã tinh giản