Độc đáo nghề làm “thần bếp núc” ở làng Địa Linh

Làng Địa Linh từ lâu nổi tiếng với nghề làm ông Táo. Đây cũng là ngôi làng đất duy nhất trên mảnh đất cố đô Huế còn lưu giữ nghề truyền thống này để phục vụ nét văn hóa truyền thống “đưa ông Táo về trời”, tức vị thần trông coi bếp núc cưỡi cá chép bay về trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Quan niệm của dân gian, thần Táo quân bao gồm ba vị (hai Táo ông và một Táo bà) có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, quyết định phước đức cho mỗi gia đình.

Người dân thường chọn cho gia đình một bộ ông Táo thật đẹp, ưng ý để thờ cúng.

Thần Táo quân gồm hai Táo Ông và một Táo Bà

Thần Táo quân gồm hai Táo Ông và một Táo Bà

Người dân làng Địa Linh cho biết, công đoạn quan trọng nhất để làm ra ông Táo là làm đất sét và đúc. Đất sét dùng để làm ông Táo phải là loại đất sét vàng, ít tạp chất nhào cho đến khi đất chín.

Để làm tượng ông Táo, người thợ phải chuẩn bị đất sét từ tháng 8 âm lịch, đất này có thể lấy từ cánh đồng màu mỡ phía sau làng. Cho ra những bức tượng đủ các màu sắc đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ của những người thợ.

Những người thợ làm tượng ông Táo cần mẩn, tỉ mỉ để tạo nên những sản phẩm đẹp.

Người thợ tỉ mẩn từng công đoạn nặn và nung tượng

Người thợ tỉ mẩn từng công đoạn nặn và nung tượng

Tượng ông Táo thành phẩm sẽ được xếp vào thùng giấy mang đi bán. Mỗi hộp có khoảng 120 tượng ông Táo và được bán buôn với giá 40.000- 50.000/hộp.

Nếu mỗi bức tượng ông Táo được thương lái bán cho người dân với giá 3.000- 5.000 đồng, có khi lên tới 7.000 đồng thì những người làm nghề đúc tượng cũng chỉ thu được 500- 2.000 đồng/ bức.

Ngày nay, người làm nghề làm tượng Táo dần ít đi vì đây là công việc vất vả, cầu kỳ nhưng thu nhập chẳng đáng bao nhiêu. Tuy vậy, vẫn còn có những người đang bám trụ lại với nghề để gìn giữ cái nghề truyền thống mà ông cha ta để lại.

>>> Một số công đoạn hoàn thiện tượng táo quân sau khi nung

Tin cùng chuyên mục