Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP, Chương trình tiếng Anh Toán - Khoa thực nghiệm kết hợp giảng dạy tiếng Anh học thuật thông qua các môn Toán và Khoa học, đưa nhiều hoạt động thực nghiệm vào giảng dạy cho học sinh.
Hiện nay, chương trình được thiết kế dựa trên bộ sách Amazing Science và Math in My World. Học sinh được học với giáo viên nước ngoài.

Sau 5 năm triển khai, đến nay đã có 51 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM tổ chức thực hiện chương trình, bước đầu tạo được sự tín nhiệm từ phía phụ huynh.
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, tận dụng tối đa ứng dụng công nghệ 4.0 với hình ảnh trực quan, sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh, chương trình học tiếng Anh kết hợp phương pháp thực nghiệm không chỉ cung cấp kiến thức, còn tạo cơ hội cho các em phát triển nhiều kỹ năng như vận dụng kiến thức vào thực tiễn, các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, có tư duy sáng tạo và chủ động trong học tập.
Trung tâm Ngoại ngữ Liên Lục Địa (I-CLC), đơn vị tổ chức chương trình cho biết, hiện nay sĩ số học sinh/lớp là một trong những thách thức trong việc triển khai chương trình do áp lực sĩ số học sinh tại nhiều quận, huyện còn khá cao.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, hiện nay TPHCM đang triển khai nhiều chương trình học ngoại ngữ nhằm tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh, qua đó góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai bị cách hết chức vụ trong Đảng
-
Thủ tướng chỉ thị về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, GDNN năm 2021
-
Hợp tác quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên trường nghề
-
Đà Nẵng: Yêu cầu dạy về kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích
-
Đổi mới tư vấn tâm lý trường học
-
TPHCM: Gần 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tích hợp năm học 2021-2022
-
Phấn đấu kỳ thi tốt nghiệp THPT không ai vi phạm quy chế
-
TPHCM tăng cường kiểm tra, giám sát giờ học trực tuyến của học sinh
-
Không để học sinh yếu vẫn lên lớp
-
Tuyển sinh ngành sư phạm vẫn chật vật