Do tác động của đại dịch Covid-19, hầu hết máy bay của các hãng hàng không trên thế giới đều đậu tại bãi đỗ, đồng nghĩa lượng phát thải khí CO2 của ngành hàng không giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, các hãng hàng không muốn điều chỉnh cơ chế giảm và bù đắp phát thải carbon đối với các chuyến bay quốc tế. Theo cơ chế này, từ năm 2021, các hãng hàng không sẽ phải mua tín dụng carbon để bù đắp phần chênh lệch lượng phát thải khí CO2 của các chuyến bay quốc tế cao hơn mức chuẩn phát thải trung bình của 2 năm 2019 và 2020.
Trước đó, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) muốn được áp dụng mức chuẩn là trung bình của năm 2019 vì lượng phát thải khí CO2 của ngành hàng không trong năm 2020 đã thấp hơn dự kiến do ảnh hưởng của dịch Covid-19. IATA cho rằng việc áp dụng mức chuẩn theo năm 2019 sẽ giúp các hãng hàng không tránh được khoản chi phí khoảng 15 tỷ USD. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động vì môi trường cho rằng nếu thay đổi, các hãng hàng không sẽ được hưởng lợi khi tránh được một khoản nghĩa vụ đáng kể.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Duy trì dòng vốn FDI
-
Bước đột phá về kiểm soát súng đạn ở Mỹ
-
Trung Quốc: Nhiều thành phố ban bố cảnh báo đỏ vì nắng nóng
-
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật lịch sử về kiểm soát súng đạn
-
Kinh tế toàn cầu bị đe dọa
-
Hy vọng cho các bệnh nhân nhiễm HPV
-
Những phụ nữ thay đổi nghề cá ở châu Âu
-
Đánh giá tác động lây lan của bệnh đậu mùa khỉ
-
Tổng thống Mỹ đề xuất tạm đình chỉ thuế nhiên liệu
-
Macau xét nghiệm Covid-19 bắt buộc toàn dân lần 2