Phát biểu tại lễ ra mắt, bà Phạm Doãn Hà My, Tổng giám đốc Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam cho biết, việc dạy và học các môn nghệ thuật như âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật trình diễn… tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại một nghịch lý. Đó là nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng, trong khi đó số lượng giáo viên có kỹ năng chuyên môn, đạt tiêu chuẩn quốc tế không nhiều.
Trước thực tế đó, Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam sẽ là đầu mối giới thiệu và cung cấp các chương trình đào tạo quốc tế; khóa đào tạo ngắn và dài hạn; giới thiệu và xuất bản giáo trình, học liệu quốc tế; tư vấn khung chương trình đào tạo cho hệ thống các trường học cũng như tổ chức các kỳ thi, hoạt động khảo thí cấp chứng chỉ quốc tế.
Tại lễ ra mắt, tọa đàm với chủ đề “Giải pháp quốc tế và phát triển công nghệ số trong giáo dục nghệ thuật tại Việt Nam” đã thu hút sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục.
TS Nguyễn Thị Ngọc Dung, Giám đốc Âm nhạc, Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam cho biết, việc tiếp cận các nguồn học liệu và chuẩn đào tạo quốc tế hiện nay vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội giúp đội ngũ giáo viên Việt Nam nâng tầm chuyên môn và chất lượng đào tạo. Vì vậy, người giáo viên phải ý thức được tầm quan trọng của việc khai thác sao cho hiệu quả.
TS. Trương Nguyễn Ánh Nga, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM, khẳng định sự cần thiết của việc mở rộng đào tạo nghệ thuật một cách bài bản trên địa bàn TP. Trong đó, ngoài sự đóng góp của các đơn vị công lập, vai trò phối hợp của các đơn vị ngoài công lập ngày càng quan trọng, giúp đào tạo trong lĩnh vực này ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
Với vai trò một đơn vị đào tạo ngoài công lập, ông Biện Quốc Anh, Nhà sáng lập Trường Âm nhạc Ánh Dương cho rằng, nhu cầu học tập của người học ngày càng đa dạng, không chỉ nhằm mục đích biểu diễn mà còn hướng đến mục tiêu được công nhận bởi các chứng chỉ quốc tế, làm hàng trang đi du học. Trước đây, việc cấp chứng chỉ (nếu có) chỉ ở các đơn vị đào tạo công lập, nay, trong bối cảnh đất nước hội nhập, việc được tiếp cận các nguồn giáo trình chuẩn, chứng chỉ có giá trị quốc tế là cơ hội tốt cho các đơn vị ngoài công lập phát triển.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM: Thêm 1 trung tâm hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt đi vào hoạt động
-
Bộ KH-CN thành lập điểm kết nối cung cầu công nghệ đầu tiên tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
-
Đại học Quốc gia TPHCM: Chuẩn hóa chương trình đào tạo
-
Hội trại Dược khoa 2021: “Khát vọng” – Khát vọng tuổi trẻ, khát vọng vươn cao
-
Tesla chính thức tuyển sinh Chương trình Tú tài Quốc tế cho cấp 2
-
ĐH Quốc gia TPHCM và Sở GD-ĐT TPHCM ký kết hợp tác chuyển đổi số cho giáo dục phổ thông
-
Ngôi trường thứ 100 Cargill Cares xây dựng tại Việt Nam
-
Đại học Quốc gia TPHCM: Tiên phong góp sức cho cộng đồng
-
Học viện Hàng không Việt Nam ứng dụng E-Learning trong giảng dạy
-
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp