Hà Nội tìm khách đi chung xe với bệnh nhân 620

Ngày 4-8, Sở Y tế Hà Nội đã phát đi thông báo tìm người đi xe khách Kim Chi từ Đà Nẵng về Bến xe Nước Ngầm, Hà Nội đêm ngày 27-7 đến sáng ngày 28-7 do trên chuyến xe này có bệnh nhân mắc Covid-19.

Theo thông báo của Sở Y tế, bệnh nhân 620 từng đi xe khách từ Đà Nẵng ra Hà Nội, BKS 43B - 031.26. Chuyến xe thuộc hãng Kim Chi, xuất phát từ Đà Nẵng lúc 20 giờ ngày 27-7, đến Bến xe Nước Ngầm, Hà Nội, lúc 8 giờ 30 ngày 28-7.

Trước nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 từ bệnh nhân này, Sở Y tế Hà Nội đề nghị tất cả hành khách đi trên xe cần liên hệ ngay với trạm y tế nơi cư trú để được giám sát và theo dõi sức khỏe, phòng chống Covid-19.

Bệnh nhân 620 là nữ, 44 tuổi, ở Phủ Lý, Hà Nam, được công bố dương tính với virus SARS-CoV-2 tối ngày 2-8.

Theo điều tra lịch sử dịch tễ, người này làm ở quán ăn gần Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 17 đến ngày 25-7. Ngày 8-7, chị đi xe khách từ Hà Nam vào Đà Nẵng, đến nhà em chồng ở phường Hòa Phát, Cẩm Lệ chơi. Những ngày sau đó, chị được em chồng chở đi một số nơi tham quan tại Đà Nẵng và tìm việc làm.

Ngày 14-7, chị bắt đầu đi làm tại quán ăn Cuội Nguội trên đường 30-4.

Trưa 27-7, chị đi xe của nhà xe Kim Chi về quê. Trên xe có nhiều khách, trong đó có hai vợ chồng quê ở Lý Nhân ngồi cùng hàng ghế.

Đến 7 giờ 30 phút ngày 28-7, chị có mặt tại quê ở thôn Đình Tràng, phường Lam Hạ và lên trạm y tế khai báo.

Ngày 31-7, chị sốt, khó thở, vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, được sàng lọc, cách ly y tế, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định, điều trị tại bệnh viện. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hà Nam đã triển khai các biện pháp khoanh vùng, dập dịch.

Tin cùng chuyên mục

Bút Sài Gòn

Có thêm sức hút

- Vừa có 4.000 du khách quốc tế tới Nha Trang trên một siêu du thuyền. Cùng lúc, Đà Nẵng cũng nối lại tuyến bay quốc tế tới Incheon (Hàn Quốc). Những thông tin này có làm tăng thêm niềm lạc quan cho việc phục hồi du lịch quốc tế của xứ mình?

Sự kiện & Bình luận

Bản quyền truyền hình Asiad - “Món ăn tinh thần” đắt đỏ

Sự đắt đỏ không nằm ở giá chào bán, mà ở khía cạnh các nhà đài Việt Nam đã quen với chuyện mua sóng độc quyền, sở hữu các bản quyền dài hạn để “bán sóng” nên gần như không tồn tại yếu tố chia sẻ. Vai trò của các tổ chức liên kết thương mại giữa các đài, kênh sóng ở Việt Nam vô cùng mờ nhạt.