Trong đó, GS-TS Bùi Tiến Diệu và PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng là hai nhà khoa học Việt Nam có tên trong số hơn 6.000 nhà khoa học có trích dẫn cao toàn thế giới năm 2019.
PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng (lĩnh vực Khoa học máy tính, ảnh), có cơ quan chính là China Medical University (Đài Loan - Trung Quốc) và cơ quan phụ là Viện Nghiên cứu liên ngành (CIRTECH) - Trường ĐH Công nghệ TPHCM. Theo thông tin được công bố, PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng đã có 167 công bố quốc tế với trên 7.600 chỉ số trích dẫn. PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng từng 5 năm liên tiếp có tên trên tốp 1% các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.
GS-TS Bùi Tiến Diệu (lĩnh vực Địa tin học), cơ quan chính là University College of Southeast Norway (Na Uy) và cơ quan phụ là Trường ĐH Tôn Đức Thắng. GS-TS Bùi Tiến Diệu có 171 công bố quốc tế, chỉ số trích dẫn trên 3.800.
Theo đó, năm 2019, toàn thế giới có 6.216 nhà khoa học trích dẫn cao ở các lĩnh vực khác nhau đến từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỹ vẫn là nước dẫn đầu với 2.737 nhà khoa học chiếm 44% toàn cầu (chỉ tính riêng danh sách cơ quan làm việc chính của các nhà khoa học). Trung Quốc vươn lên đứng thứ 2 với 636 người (cơ quan chính), tăng 154 người so với năm 2018. Ngược lại, Vương Quốc Anh, Hà Lan, Đức có số trích dẫn giảm so với năm 2018.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
TP Hà Nội dự kiến chi hơn 61 tỷ đồng đào tạo 270 cán bộ thành tiến sĩ, thạc sĩ
-
Tốn hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm do không sử dụng lại sách giáo khoa
-
Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định không công bố đề tham khảo tuyển sinh lớp 10
-
UBND TPHCM yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của Sở GD-ĐT TPHCM liên quan Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
-
Trao học bổng cho con quân nhân, công nhân viên quốc phòng
-
Quảng Bình: Phó Chủ tịch UBND xã cho con học trái tuyến để được hưởng trợ cấp bán trú
-
Đề nghị Lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT
-
Bình Dương: Hơn 400 học sinh phải thi lại do đề bị lộ
-
Thiếu trách nhiệm
-
Tuyển sinh đại học năm 2022: Sức hút các kỳ thi riêng