Hen: Bệnh mãn tính nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát…

Hen: Bệnh mãn tính nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát…

Hen (suyễn) là một trong các bệnh hô hấp mãn tính phổ biến nhất và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tàn phế hô hấp. Hiện có khoảng 300 triệu người trên thế giới mắc bệnh hen, trong đó ở VN là 4 triệu người (khoảng 5% dân số)…

Hen: Bệnh mãn tính nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát… ảnh 1

Thú nhồi bông cũng là một trong những tác nhân kích thích gây cơn hen.

Y học hiện đại xác định hen là bệnh viêm mãn tính của phế quản. Bốn triệu chứng chính của hen thường xuất hiện từ thời trẻ: ho, khò khè, khó thở, có cảm giác nặng ngực- thường xảy ra vào ban đêm hoặc gần sáng và tái đi tái lại. Các triệu chứng có thể xuất hiện đầy đủ hoặc không, tùy từng cơn hen và tùy người.

Những người có tiền sử những bệnh dị ứng như: nổi mề đay, chàm, viêm mũi dị ứng … hoặc gia đình có người bị hen thì khả năng mắc bệnh hen cao hơn. Nếu bệnh nhẹ, có thể tự khỏi; nặng hơn, phải dùng thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý hen là một bệnh nguy hiểm-nhất là những cơn hen cấp. Những trường hợp nặng hoặc cấp tính, không điều trị kịp có thể tử vong. Chẩn đoán hen hiện dựa vào 3 yếu tố: triệu chứng, tiền sử và đo chức năng hô hấp.

Tuy hen là một bệnh mãn tính nhưng có thể kiểm soát được. Có thể điều trị cắt cơn bằng thuốc giãn phế quản, giúp cắt cơn khó thở nhanh chóng và điều trị dự phòng bằng thuốc phối hợp chống viêm và chống co thắt phế quản loại có tác dụng kéo dài.

Dạng thuốc phối hợp ngừa cơn hen là thành tựu mới, rất hiệu qủa trong điều trị các thể hen nặng, giúp kiểm soát bệnh hen tốt, hiệu quả và an toàn (thời gian điều trị dự phòng từ 3 đến 6 tháng, bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng đã giảm vì có thể làm bệnh tái phát nặng hơn).

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, để phòng những cơn hen tái phát, cần tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản có thể làm khởi phát cơn hen như: bụi, khói, thuốc lá, nấm mốc, hóa chất, lông gia súc, phấn hoa, không khí lạnh, thuốc diệt côn trùng, một số thức ăn gây dị ứng như đồ biển, các thuốc như Aspirin, thuốc ức chế dùng điều trị huyết áp cao hay bệnh về mắt, tránh bị cảm cúm… 

BS NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY
Công ty GlaxoSmithKline

Tin cùng chuyên mục