Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Cần tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua trên nguyên tắc việc bổ sung hợp tác biển thành lĩnh vực ưu tiên mới của EAS với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các thành viên EAS trong chia sẻ thông tin, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường biển, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trên biển (như vấn đề cướp biển, cướp có vũ trang, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm biển, tại nạn hàng hải...).
Các nước cũng trao đổi sâu về tình hình quốc tế và khu vực, bày tỏ quan ngại về diễn biến trên bán đảo Triều Tiên, ở biển Đông và tình hình ở bang Rakhine của Myanmar trong thời gian gần đây. Đáng chú ý, tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thông qua 4 Tuyên bố EAS về “Chống rửa tiền và chống tài trợ chủ nghĩa khủng bố”, “Chống lan truyền tư tưởng khủng bố”, “Vũ khí hoá học” và “Hợp tác giảm nghèo”, thể hiện cam kết cao của từng quốc gia thành viên nhằm kịp thời xử lý các thách thức nổi lên ở khu vực và trên toàn cầu vì an ninh, thịnh vượng và tương lai chung của người dân. Cũng tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN và 8 nước đối tác hoan nghênh Canada và Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên tham dự EAS với tư cách khách mời của Chủ tịch ASEAN và ghi nhận nguyện vọng trở thành thành viên chính thức của EAS của hai đối tác đối thoại này.
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh các định hướng hợp tác EAS thời gian tới: tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất; xây dựng cấu trúc khu vực mở, cân bằng, minh bạch, dựa trên luật lệ; tăng cường vai trò của EAS trong xử lý các thách thức khu vực; hoan nghênh việc EAS đưa hợp tác biển trở thành lĩnh vực ưu tiên mới. Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng khẳng định lại lập trường đã được ASEAN thống nhất, trong đó có các nguyên tắc được nêu tại Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 50 (tháng 8-2017).
Thông qua Tuyên bố Manila
Sáng cùng ngày, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 (ASEAN 31) và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Canada và Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Liên minh châu Âu (EU) tại Manila, Philippines.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, các nhà lãnh đạo đã thông qua “Tuyên bố Manila về kỷ niệm 20 năm hợp tác ASEAN+3”. Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo cũng đã thông qua một văn kiện khác là “Tuyên bố của lãnh đạo ASEAN+3 về an ninh lương thực” và ghi nhận hai văn kiện gồm “Báo cáo tiến trình triển khai Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN+3” và “Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế ASEAN+3” đã được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 thông qua vào tháng 8-2017.
Trao đổi tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Canada, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 3 lĩnh vực ưu tiên cần thúc đẩy hợp tác gồm nâng cao năng lực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs); tăng cường kết nối, trong đó có kết nối con người thông qua việc Canada hỗ trợ triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 và xử lý các thách thức về biến đổi khí hậu, khủng bố và bạo lực cực đoan, an ninh biển...
Cần tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua trên nguyên tắc việc bổ sung hợp tác biển thành lĩnh vực ưu tiên mới của EAS với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các thành viên EAS trong chia sẻ thông tin, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường biển, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trên biển (như vấn đề cướp biển, cướp có vũ trang, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm biển, tại nạn hàng hải...).
Các nước cũng trao đổi sâu về tình hình quốc tế và khu vực, bày tỏ quan ngại về diễn biến trên bán đảo Triều Tiên, ở biển Đông và tình hình ở bang Rakhine của Myanmar trong thời gian gần đây. Đáng chú ý, tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thông qua 4 Tuyên bố EAS về “Chống rửa tiền và chống tài trợ chủ nghĩa khủng bố”, “Chống lan truyền tư tưởng khủng bố”, “Vũ khí hoá học” và “Hợp tác giảm nghèo”, thể hiện cam kết cao của từng quốc gia thành viên nhằm kịp thời xử lý các thách thức nổi lên ở khu vực và trên toàn cầu vì an ninh, thịnh vượng và tương lai chung của người dân. Cũng tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN và 8 nước đối tác hoan nghênh Canada và Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên tham dự EAS với tư cách khách mời của Chủ tịch ASEAN và ghi nhận nguyện vọng trở thành thành viên chính thức của EAS của hai đối tác đối thoại này.
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh các định hướng hợp tác EAS thời gian tới: tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất; xây dựng cấu trúc khu vực mở, cân bằng, minh bạch, dựa trên luật lệ; tăng cường vai trò của EAS trong xử lý các thách thức khu vực; hoan nghênh việc EAS đưa hợp tác biển trở thành lĩnh vực ưu tiên mới. Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng khẳng định lại lập trường đã được ASEAN thống nhất, trong đó có các nguyên tắc được nêu tại Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 50 (tháng 8-2017).
Thông qua Tuyên bố Manila
Sáng cùng ngày, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 (ASEAN 31) và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Canada và Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Liên minh châu Âu (EU) tại Manila, Philippines.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, các nhà lãnh đạo đã thông qua “Tuyên bố Manila về kỷ niệm 20 năm hợp tác ASEAN+3”. Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo cũng đã thông qua một văn kiện khác là “Tuyên bố của lãnh đạo ASEAN+3 về an ninh lương thực” và ghi nhận hai văn kiện gồm “Báo cáo tiến trình triển khai Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN+3” và “Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế ASEAN+3” đã được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 thông qua vào tháng 8-2017.
Trao đổi tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Canada, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 3 lĩnh vực ưu tiên cần thúc đẩy hợp tác gồm nâng cao năng lực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs); tăng cường kết nối, trong đó có kết nối con người thông qua việc Canada hỗ trợ triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 và xử lý các thách thức về biến đổi khí hậu, khủng bố và bạo lực cực đoan, an ninh biển...
Chiều tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Phiên họp Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 15, Lễ ký Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư và Lễ bế mạc và chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN cho Singapore.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.