Hơn 600 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm từ gạo lãng phí

Mỗi năm thế giới lãng phí khoảng 1/3 lượng thực phẩm chúng ta sản xuất ra.

Theo một báo cáo của Liên hợp quốc mới được công bố, lượng thực phẩm bị lãng phí đó sẽ chuyển thành hàng tỷ tấn khí nhà kính, khi người ta tính đến năng lượng, đất đai, hóa chất được sử dụng để sản xuất và thải bỏ chúng. Ước tính rằng lượng khí thải carbon từ thực phẩm bị lãng phí trên thế giới tương đương với 3,3 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Trong số các thực phẩm thì ngũ cốc được sản xuất ở châu Á là nguyên nhân lớn nhất gây ra lượng khí thải carbon từ chất thải thực phẩm.

Về nguyên nhân gạo phát thải khí nhà kính, theo Tổ chức Liên hợp quốc, là do lá, thân cây và các chất hữu cơ khác bị phân hủy trong ruộng lúa, tạo ra khí mêtan. Ngoài ra, gạo bị phân hủy trong các bãi chôn lấp cũng góp phần tạo ra khí thải. Quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản kém dẫn đến gạo bị đổ, hư hỏng trước khi đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số lãng phí cũng xảy ra ở phía người tiêu dùng vì mọi người chỉ đơn giản là vứt bỏ cơm thừa.

Tin cùng chuyên mục