°Có phải Nguyễn Phan Chánh là họa sĩ Việt Nam đầu tiên triển lãm tranh ở Pháp? Minh Hiệp (quận 7)
- Hội họa Việt Nam được công chúng biết đến bắt đầu từ các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương (l’École supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine). Trường được thành lập ở Hà Nội, năm 1925, và do ông Victor Tardieu làm hiệu trưởng. Chủ trương đào tạo nghệ sĩ tạo hình hơn là dạy mỹ nghệ cho sinh viên bản xứ, Victor Tardieu đã thực hiện thành công tâm nguyện của ông với thế hệ họa sĩ Việt Nam: Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị, Lê Văn Đệ, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân… Năm 1931, nhân cuộc Đấu xảo thuộc địa ở Paris, Victor Tardieu đã đưa tranh, tượng của một số họa sĩ Việt Nam vừa tốt nghiệp “trình làng” công chúng Pháp. Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh cũng “xuất ngoại” trong cuộc triển lãm đầu tiên này và họa sĩ được tờ báo ảnh l’Illustration (Pháp) lúc bấy giờ đánh giá cao: “…tác giả những bức tranh lụa thực sự là bậc thầy”.
YÊN NGỌC
Trang Văn hóa - Văn nghệ, Báo SGGP nhận được các sáng tác thơ, văn, nhạc, họa, tin, bài, ảnh, thư và sách tặng của quý vị cộng tác viên: Nguyễn An Cư (Bến Tre), Đặng Hoàng Thám, Phan Trần Thị Hải Giang (Cần Thơ), Lê Bá Tuế (Gia Lai), Trần Nguyên Phong, Viết Long (Thừa Thiên – Huế), Lê Thị Châu Ngọc (Quảng Ngãi), Mai Mộng Tưởng (Đà Nẵng), Nguyễn Cát Chuyển (Bắc Ninh), Nguyễn Hoài Nhật (Cà Mau), Sông Trà, Tô Văn Sanh, Đoàn Kiệm, Phạm Như Vân, Lý Xuân Hà, Phạm Hữu Tuấn, Huyền Viêm, Trần Hữu Lục, Vũ Huyền Đam, Hồ Thanh Điền, Quỳnh Hợp, Diễm Hương, Kim Hoa, Minh Trần, Nguyễn Hải, Nguyễn Tiến Đạt… |