Bầu cử quốc hội ở Palestine

Hướng tới một nhà nước Palestine độc lập

Hướng tới một nhà nước Palestine độc lập

Ngày 25-1, hơn 1,5 triệu cử tri Palestine đã đi bỏ phiếu tại gần 1.000 điểm bầu cử ở khắp các vùng lãnh thổ Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem để bầu chọn các đại biểu vào Quốc hội lập pháp khóa II, với nhiệm kỳ 4 năm.

Có hơn 400 ứng cử viên thuộc 11 chính đảng và độc lập chạy đua giành 132 ghế của Quốc hội khóa này.

Hướng tới một nhà nước Palestine độc lập ảnh 1

Một điểm bỏ phiếu ở khu Bờ tây.

Khoảng 13.000 cảnh sát và nhân viên an ninh đã được triển khai tại các điểm bỏ phiếu, sẵn sàng trấn áp các đối tượng phá hoại bầu cử. Các nhóm vũ trang Palestine cũng đã cam kết không có các hành động bạo lực trong thời gian bầu cử. Phía Israel cũng đã đồng ý hạn chế các hoạt động của quân đội tại khu Bờ Tây từ đêm 24 đến đêm 26-1.

Cuộc bầu cử lần này ở Palestine có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thành lập một nhà nước Palestine độc lập do hệ thống chính trị của Palestine luôn gắn liền với tiến trình hòa bình với Israel.

Cuộc chạy đua vào Quốc hội khóa II này chủ yếu là giữa hai đảng lớn nhất và cũng là hai đối thủ cạnh tranh mạnh nhất - đó là Phong trào Fatah (lực lượng nòng cốt của Tổ chức giải phóng Palestine - PLO) và Phong trào kháng chiến Hồi giáo Hamas (tổ chức đối lập lớn nhất).

Theo cuộc thăm dò dư luận công bố ngày 23-1, Phong trào Fatah có thể giành được 42% phiếu bầu và Phong trào Hamas sẽ giành được 35% số phiếu bầu. Kết quả thăm dò dư luận của một viện nghiên cứu đặt tại Ramallah cho thấy Fatah có thể chỉ giành được 59/132 ghế, hơn Hamas khoảng 5 ghế. 

Trước cuộc bầu cử ở Palestine, quyền Thủ tướng Israel Ehud Olmert cho biết, Israel có thể sẽ rút thêm ra khỏi các vùng lãnh thổ thuộc khu Bờ Tây.

V.S (Theo TTXVN)

Tin cùng chuyên mục