Hy Lạp tạm thoát tình trạng vỡ nợ

Theo Financial Times, gói cứu trợ Liên minh châu Âu (EU) dành cho Hy Lạp trị giá 230 tỷ EUR (gồm 100 tỷ EUR xóa nợ công thông qua ngân hàng và 130 tỷ EUR gỗ trợ công) cuối cùng đã được thông qua trong cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone). Gói cứu trợ này được kỳ vọng sẽ cải thiện một phần tình hình Hy Lạp hiện nay.
Hy Lạp tạm thoát tình trạng vỡ nợ

Theo Financial Times, gói cứu trợ Liên minh châu Âu (EU) dành cho Hy Lạp trị giá 230 tỷ EUR (gồm 100 tỷ EUR xóa nợ công thông qua ngân hàng và 130 tỷ EUR gỗ trợ công) cuối cùng đã được thông qua trong cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone). Gói cứu trợ này được kỳ vọng sẽ cải thiện một phần tình hình Hy Lạp hiện nay.

Người dân Hy Lạp phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng. Ảnh: AFP

Người dân Hy Lạp phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng. Ảnh: AFP

Trước mắt, nhờ gói cứu trợ này mà nợ công Hy Lạp từ 168,5% GDP hiện nay sẽ giảm xuống 120,5% năm 2020. Và điều quan trọng là nhờ quyết định kịp thời của lãnh đạo eurozone mà Hy Lạp thoát khỏi tình trạng vỡ nợ, có thể chi trả 14,4 tỷ EUR trái phiếu đáo hạn vào cuối tháng 3 tới. 

Điều kiện đi kèm với gói cứu trợ trên là sự giám sát gắt gao của các quốc gia thuộc eurozone. Điều đó có nghĩa là người dân Hy Lạp sẽ tiếp tục chịu sự thắt chặt hơn nữa trong chính sách thắt lưng buộc bụng.

Ngày 12-2, chính sách thắt lưng buộc bụng mới nhất được thông qua với quyết định cắt giảm 22% mức lương tối thiểu của người lao động Hy Lạp. Điều này khiến mức lương tối thiểu ở Hy Lạp xuống còn 586 EUR/tháng, bằng 1/3 mức lương tối thiểu ở Pháp. Ngoài ra, 15.000 lao động trong khu vực công ở Hy Lạp đang bị đưa vào danh sách chờ sa thải từ đây đến cuối năm và họ giờ chỉ nhận được 60% mức lương cơ bản.

N.QUỲNH

Tin cùng chuyên mục