Kết nối doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Đà Nẵng

Ngày 18-3, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Đầu tư vào Đà Nẵng” với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp Đà Nẵng và doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Daejeon - Sejong – Chungnam (Hàn Quốc).
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Daejeon - Sejong - Chungnam (Hàn Quốc) ký kết hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Daejeon - Sejong - Chungnam (Hàn Quốc) ký kết hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng

Tại hội thảo, TP Đà Nẵng đã giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh, các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư; giới thiệu các chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng (giai đoạn 1).

Đáng chú ý, các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm đến các thủ tục đầu tư, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư (bảo vệ tài sản đầu tư), các lĩnh vực mong muốn đầu tư tại Đà Nẵng (thể thao bãi biển, thực phẩm….), đảm bảo nguồn nhân lực, chính sách rõ ràng về hỗ trợ đầu tư, môi trường làm việc, pháp nhân…

Theo bà Huỳnh Liên Phương, Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng, đơn vị sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu thông tin, quy định, đối tác địa phương để thiết lập các kế hoạch kinh doanh; kết nối với các sở, ban, ngành của thành phố để kịp thời cung cấp, giải đáp cho doanh nghiệp thông tin cần thiết.

Đối với mối quan tâm về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Hàn Quốc, bà Phương cho biết, TP Đà Nẵng có hơn 20 trường đại học, cao đẳng đào tạo đa dạng ngành nghề, lĩnh vực. Địa phương thường xuyên tổ chức các hội thảo kết nối giữa các trường với các doanh nghiệp; từ đó, tạo cơ hội để các trường có hướng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng mục tiêu nhân sự của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn trên địa bàn đã ký kết với các cơ sở đào tạo để bảo đảm nguồn nhân lực khi đầu tư, kinh doanh tại Đà Nẵng.

Theo Ông Trần Văn Tỵ, Phó Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, TP Đà Nẵng hiện có 6 khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung và Khu Công nghệ cao. Trong đó, Khu công nghiệp Thủy sản Thọ Quang và Khu công nghiệp Hòa Khánh là 2 khu công nghiệp tiếp nhận các nhà đầu tư sản xuất ngành hàng thực phẩm.

Theo bà Shin Kyeonglyun, Phó Giám đốc Văn phòng Cơ quan Xúc tiến thương mại – Đầu tư Hàn Quốc (Kotra) tại Đà Nẵng, Đà Nẵng đang hướng đến xây dựng thành phố thông minh với nhiều dự án đầu tư và các chính sách ưu đãi hấp dẫn. Đây là một trong những điểm mạnh mà các doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm khi quyết định đầu tư ngoài khu vực TPHCM và Hà Nội.

Kết nối doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Đà Nẵng ảnh 1

Khoảng gần 100 doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Daejeon - Sejong – Chungnam đến tìm hiểu, xúc tiến cơ hội hợp tác đầu tư tại địa phương

"Chúng tôi luôn hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp Hàn Quốc trong vấn đề kết nối, đầu tư và xuất khẩu tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng", bà Shyn Kyeonglyun nói.

Dịp này, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cùng Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Daejeon - Sejong - Chungnam (Hàn Quốc) đã ký kết thỏa thuận hợp tác doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá của nông dân Hậu Giang

“Thuận thiên” tạo sinh kế cho người dân miền Tây - Bài 1: Để xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh

LTS: Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) được ban hành ngày 17-11-2017 với tinh thần chủ đạo: chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển nền tảng văn hóa - xã hội và hệ sinh thái tự nhiên; lấy con người làm trung tâm; chuyển đổi mô hình sinh kế tại các tiểu vùng theo hướng chủ động thích ứng với BĐKH…

Thông tin kinh tế

Lienvietpostbank: Nhìn lại 15 năm mở rộng quy mô, lợi nhuận tăng trưởng đột phá

Lienvietpostbank: Nhìn lại 15 năm mở rộng quy mô, lợi nhuận tăng trưởng đột phá infographic

Sau 15 năm thành lập và phát triển, tổng tài sản của Lienvietpostbank đã vượt 327.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng gấp 10 lần và đạt 5.690 tỷ đồng trong năm 2022. Với mạng lưới điểm giao dịch lớn bậc nhất hệ thống, Lienvietpostbank đang sở hữu lợi thế khác biệt để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu thị trường.
Lối đi riêng của Lienvietpostbank trong 15 năm

Lối đi riêng của Lienvietpostbank trong 15 năm

Đánh dấu cột mốc 15 năm thành lập và phát triển vào ngày 28-3-2023, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank - mã chứng khoán: LPB) đã nằm trong top các ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam với số vốn điều lệ 17.291 tỷ đồng và mạng lưới phủ khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
KienlongBank triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng

KienlongBank triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) chính thức triển khai các gói tín dụng ưu đãi với quy mô 5.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Theo đó, mức lãi suất ưu đãi của KienlongBank áp dụng giảm lên đến 2%/năm.