Kỳ vọng những công dân toàn cầu “nhí”

Công dân toàn cầu là một khái niệm tương đối mới mẻ, nhưng thời gian gần đây thường được nhắc đến, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về đào tạo, giáo dục công dân toàn cầu (global citizen) nhưng đa phần đều hướng đến việc đào tạo ngôn ngữ, tư duy, kiến thức, kỹ năng… theo xu hướng mở, để tạo ra sự tự tin, năng động, sẵn sàng kết nối với bạn bè quốc tế.

Phản xạ ngôn ngữ

Tiến sỹ Trần Cao Bội Ngọc, Chủ biên SGK tiếng Anh “Family and Friends” thuộc bộ Chân trời Sáng tạo, phân tích: Sáng tạo (Creativity); Hợp tác (Collaboration); Giao tiếp (Communication); Tư duy phản biện (Critical Thinking) là 4 kỹ năng thiết yếu để học sinh có thể phát triển toàn diện trong tương lai và hội nhập trong môi trường quốc tế, cũng chính là nền tảng để các em có thể trở thành công dân toàn cầu. Trong đó, giao tiếp, với nền tảng là một ngoại ngữ chắc chắn đóng vai trò quan trọng và tất nhiên ngôn ngữ của công dân toàn cầu sẽ có những điểm khác biệt.

dad5ae8557e5f9bba0f4.jpg
Học sinh lớp 4/4 Trường Tiểu học Phan Văn Trị, Quận 1, TPHCM hào hứng với các bài tập trong SGK tiếng Anh “Family and Friends” thuộc bộ SGK Chân trời Sáng tạo

Thạc sĩ Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị, Quận 1, TPHCM, phân tích: Một trong những điểm nổi bật của bộ sách SGK tiếng Anh “Family and Friends” thuộc bộ Chân trời Sáng tạo mà các học sinh tại TPHCM đang theo học chính là việc đào tạo tư duy phản xạ ngôn ngữ ngay từ đầu. Thí dụ, các thế hệ học sinh ngày trước có thể được học theo lối giáo viên sẽ hỏi “xe ô tô tiếng Anh là gì” và học trò đáp lại “car”. Phương pháp truyền đạt theo kiểu bắc cầu này sẽ có 1 số hạn chế trong việc tạo ra tư duy ngôn ngữ theo hướng quốc tế. Còn hiện nay, theo phương pháp phản xạ, giáo viên sẽ đưa hình ảnh xe ô tô và tương ứng là “car”.

Người viết được Thạc sĩ Lê Hồng Thái hướng dẫn tham quan một tiết học tiếng Anh tại lớp 4/4. Tại thời điểm này, học sinh đang có những hoạt động tương tác với bài học sách SGK tiếng Anh “Family and Friends” thuộc bộ Chân trời Sáng tạo lớp 4 thông qua các trò chơi vận động và âm nhạc. Điều thú vị là không chỉ giáo viên tiếng Anh hướng dẫn, mà học sinh cũng có thể xung phong làm “chủ trò” cho các hoạt động tương tác này một cách rất tự tin. Một trong những mục tiêu quan trọng mà các hoạt động này hướng đến là tạo cho học sinh kỹ năng hợp tác thông qua giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ hình thể và các kỹ năng khác. Sự hợp tác sẽ tạo nền tảng để học sinh tiến đến việc trau dồi thêm các kỹ năng như làm việc nhóm hoặc trở thành người quản lý đội nhóm về sau. Trong thực tế, học sinh sẽ không cần phải ý thức về việc mình đang học những kỹ năng để trở thành công dân toàn cầu mà được truyền đạt một cách tự nhiên theo phương pháp phản xạ để có các kỹ năng này thông qua các bài học của sách “Family and Friends”.

Nâng cao khả năng tự học

Môi trường giáo dục thường được cấu thành bởi ba trụ cột “gia đình”, “nhà trường” và “xã hội”. Thông qua bộ sách SGK tiếng Anh “Family and Friends” thuộc bộ Chân trời Sáng tạo, có thể thấy yếu tố gia đình (family) và xã hội (friends) đã được đề cập trực quan ngay tại môi trường học đường. Trong thực tế, sự thú vị của môn ngoại ngữ nằm ở nội dung bài học với các nội dung phản ánh văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý… Chính vì vậy, khi các chủ đề được chọn làm bối cảnh trong bài học liên quan đến gia đình, bạn bè sẽ tạo ra môi trường học tập tiệm cận với môi trường cuộc sống, xã hội. Không đơn thuần chỉ là từ vựng, mẫu câu, cách chuyển tải này sẽ tạo ra sự gần gũi, để hướng đến sự tự tin cho học sinh. Tự tin sẽ dẫn đến sự chủ động trong suy nghĩ, sẵn sàng đào sâu hoặc phản biện các vấn đề.

Một trong những điểm nổi bật của bộ sách SGK tiếng Anh “Family and Friends” thuộc bộ Chân trời Sáng tạo chính là nguồn tài nguyên số hỗ trợ cho giáo viên và học liệu trực tuyến để đồng hành với học sinh và phụ huynh.

“Những tài liệu sẽ liên tục được bổ sung, củng cố để hỗ trợ cho cả người dạy và người học, nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự kết nối của học sinh với nguồn tài liệu này. Thoạt nhìn, việc học sinh lên mạng, tìm kiếm rồi tải bài tập về làm đơn thuần chỉ là thao tác hướng đến việc hoàn thành bài học. Nhưng nhìn xa hơn, đây là tính kết nối với kiến thức, mà ở đây là kiến thức toàn cầu. Chúng ta đã nhấn mạnh, sự học là cả đời và phải liên tục. Điều này ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy tôi kỳ vọng kho học liệu này cũng là cách để tạo ra nền tảng cho học sinh tự học chủ động về sau”, Tiến sĩ Trần Cao Bội Ngọc nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục