Làm giàu luôn khó

- Thị trường chứng khoán đang xuất hiện sóng tăng giá. Khi những cổ phiếu lớn lình xình, còn cổ phiếu dạng “lòng tong, trà đá” lại tăng vọt nhiều phiên. Cái này có bình thường không?

- Thứ nâng đỡ đáng tin cậy nhất cho thị giá cổ phiếu phải là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết. Với những mã cổ phiếu tăng mạnh gần đây, rõ ràng là không có thông tin gì khởi sắc về sức khỏe các doanh nghiệp liên quan. Thậm chí có doanh nghiệp còn nằm trong diện cảnh báo do làm sai quy định, vậy mà cổ phiếu vẫn tăng. Bi nhiêu đó cũng đủ để nhà đầu tư cá nhân đừng vội đu theo.

- Nghĩa là dễ có cạm bẫy gì ở trỏng?

- Để kết luận cho rành rẽ, phải có kết luận của cơ quan chức năng. Tuy vậy, túi tiền của mình thì đâu có ai giữ giùm. Nếu nhà đầu tư nhỏ lẻ cứ nhấp nhổm nghe theo những lời xúi “đón gió” thì dễ dính chấu. Lãi suất cho vay dự báo sẽ hạ, nghĩa là sẽ có thêm một nguồn tiền đổ vô chứng khoán. Nhưng bằng đó thông tin chưa thể là lực đỡ khả quan cho thị trường.

- Sau khi một số cá nhân có hành vi thao túng thị giá cổ phiếu bị bắt, thị trường chứng khoán sạch hơn. Nhưng có vẻ như vòi này bị cắt, vòi kia lại trổ. Nhà đầu tư cá nhân vẫn gặp nhiều rủi ro. Để không bị sặc gạch, họ phải thuộc nằm lòng bửu bối: “Làm giàu luôn khó”!

Đọc nhiều nhất

Có thêm sức hút

- Vừa có 4.000 du khách quốc tế tới Nha Trang trên một siêu du thuyền. Cùng lúc, Đà Nẵng cũng nối lại tuyến bay quốc tế tới Incheon (Hàn Quốc). Những thông tin này có làm tăng thêm niềm lạc quan cho việc phục hồi du lịch quốc tế của xứ mình?

Giao thông - Đô thị

Vụ thi công gây sụt lún nhà dân ở phường An Khánh, TP Thủ Đức (TPHCM): Nhà thầu chịu trách nhiệm khắc phục thiệt hại

Đơn vị thi công cam kết sẽ khắc phục những thiệt hại về nứt, lún trong vài ngày tới. Một số hộ dân lo công trình không an toàn đã đề nghị được hỗ trợ chi phí kiểm định những khu vực bị nứt, lún, đồng thời hỗ trợ kinh phí để di dời tạm trong thời gian chờ sửa chữa khắc phục.

Sự kiện & Bình luận

Trái bòn bon và trách nhiệm “gác cửa”

Iceland vừa gửi cảnh báo lên hệ thống thông báo của Liên minh châu Âu (EU) về một sản phẩm nhập từ Việt Nam vi phạm quy định an toàn thực phẩm. Đó là một lô hàng bòn bon được xuất khẩu từ một doanh nghiệp ở quận Tân Bình (TPHCM), có mức dư lượng chất carbaryl lên tới 15,4±50% mg/kg (EU chấp nhận chỉ 0,01mg/kg).