Làm rõ trách nhiệm cơ quan chuyên môn quản lý thực phẩm

Sáng nay 4-8, Kỳ họp thứ hai HĐND TPHCM khóa IX bước sang ngày làm việc thứ 2 với phiên thảo luận tại hội trường về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP. Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu mổ xẻ nỗi lo lắng và hoang mang về an toàn vệ sinh thực phẩm, khi giờ đây không biết lựa chọn thực phẩm nào cho bữa ăn gia đình. Cần kê “liều thuốc mạnh”
Làm rõ trách nhiệm cơ quan chuyên môn quản lý thực phẩm

(SGGPO).- Sáng nay 4-8, Kỳ họp thứ hai HĐND TPHCM khóa IX bước sang ngày làm việc thứ 2 với phiên thảo luận tại hội trường về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP. Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu mổ xẻ nỗi lo lắng và hoang mang về an toàn vệ sinh thực phẩm, khi giờ đây không biết lựa chọn thực phẩm nào cho bữa ăn gia đình.
 
Cần kê “liều thuốc mạnh”

Đại biểu Nguyễn Mạnh Trí trăn trở, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề không mới nhưng luôn thu hút nhiều sự quan tâm, thậm chí lo lắng, hoang mang trong dư luận. Hiện nay, bất kỳ giai đoạn nào, từ sản xuất, chế biến, đến vận chuyển, thì chất cấm, chất phụ gia đều có cơ hội len lỏi vào thực phẩm. TPHCM là điểm đến của khối lượng lớn thực phẩm “bẩn”. Người buôn bán, vận chuyển dùng mọi thủ đoạn hòng né tránh kiểm tra. Hàng tấn thực phẩm bẩn bị thu giữ nhưng cơ quan chức năng không thể truy ra người gửi, người nhận. “Phải chăng, cơ quan thẩm quyền kê thuốc không đủ liều nên các “con bệnh” có dấu hiệu lờn thuốc?” - đại biểu Nguyễn Mạnh Trí đặt vấn đề. Để trị dứt bệnh, đại biểu Nguyễn Mạnh Trí đề nghị, TP cần kê liều thuốc mạnh, đúng liều, đúng thời điểm. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ, phân định trách nhiệm rõ ràng; kiểm soát từ gốc đến ngọn để đảm bảo người dân được ăn ngon, uống ngon.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Minh cho rằng, cử tri hài lòng khi HĐND TP đưa hai vấn đề “nóng”: vệ sinh an toàn thực phẩm và trật tự đô thị vào chương trình giám sát trong nhiệm kỳ tới. Bàn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đại biểu Trần Quang Thắng cho rằng, muốn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì công tác thanh tra, giám sát đóng vai trò quan trọng. Theo quy định, người cung cấp sỉ thực phẩm bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn quy định. Song, trên thực tế, những người buôn thúng bán bưng là nhóm sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc nhiều nhất. Đại biểu Trần Quang Thắng đề nghị, cơ quan chức năng nên kiểm soát gắt gao nhóm đối tượng này. Đầu tiên, nếu người bán vi phạm thì phải cảnh cáo. Trong trường hợp đối tượng không tiếp thu thì xử lý nặng hơn. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần kiểm tra nhanh loại hình kinh doanh, sử dụng thực phẩm nhỏ, lẻ dựa trên tiêu chí ưu tiên kiểm soát, phát hiện các loại dịch bệnh. Những cơ quan như: kiểm dịch thú y, Sở Y tế, quản lý thị trường… cần thường xuyên phối hợp giám sát đột xuất, thường xuyên.

Làm rõ trách nhiệm cơ quan chuyên môn quản lý thực phẩm ảnh 1 

Đại biểu Nguyễn Thị Nga phát biểu tại phiên thảo luận sáng 4-8, Kỳ họp thứ hai HĐND TPHCM khóa IX. Ảnh VIỆT DŨNG

Đại biểu Nguyễn Thị Nga đưa ra con số báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đầu năm đến nay, TP xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 516 nạn nhân. Theo bà Nga, rất nhiều đơn vị tham gia công tác thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng công tác quản lý lại lỏng lẻo. Dù nhiều cơ quan chuyên môn quản lý nhưng hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm có chất cấm vẫn tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng không phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn, đâu là không an toàn. Khi có làn sóng dư luận, cơ quan chức năng mới rốt ráo tổ chức kiểm tra liên ngành, lúc đấy mới lòi ra nhiều vụ vi phạm. “TP cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn này; cần đánh giá lại hiệu quả thực hiện. Cần thắt chặt quản lý hơn nữa, lập hàng rào bảo vệ thực phẩm sạch, bài trừ thực phẩn bẩn” – Đại biểu Nguyễn Thị Nga yêu cầu.

Gỡ khó cho doanh nghiệp

Đề cập đến tình trạng doanh nghiệp “chết” nhiều, đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang đưa ra con số mà bản thân ông đánh giá là “đáng suy nghĩ”.  6 tháng đầu năm, TPHCM có thêm 16.844 doanh nghiệp mới thành lập thì có đến 12.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động. Đặc biệt, trong số hơn 16.800 doanh nghiệp thành lập mới, có đến 50% là doanh nghiệp bất động sản. Đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang cảnh báo, giai đoạn những năm 2007- 2008, lúc đó, các doanh nghiệp bất động sản được lập ra rất nhanh, và ra đi cũng nhanh chóng. Giai đoạn này chứng kiến sự bùng nổ của bong bóng bất động sản và sau đó “vỡ bong bóng”. Những dấu hiệu tương tự như giai đoạn 2007-2008 đang xuất hiện trở lại. Số doanh nghiệp bất động sản ra đời chiếm đến 50% số doanh nghiệp mới và không rõ các doanh nghiệp này có duy trì được hay không. Trong khi đó, dư nợ cho vay bất động sản đang tăng và có chiều hướng tiếp tục tăng. Các dự án bất động sản cao cấp, trung cấp nở rộ, còn các dự án cho người thu nhập thấp, trung bình, có xu hướng giảm đi. Trong quý 2-2016, TPHCM chỉ tái định cư được 7 trường hợp.

Đại biểu Trần Quang Thắng góp ý, TP cần có thêm chính sách ưu tiên phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ, nông nghiệp, nông thôn mới… Nhiều cơ quan, tổ chức cho rằng nhóm doanh nghiệp này nhỏ, lặt vặt nên theo dõi rất mệt. Tuy nhiên, đây là nhóm doanh nghiệp có tiềm năng, rủi ro nợ xấu thấp. Do vậy, TP cần ưu ái, dành lượng vốn tương ứng, đội ngũ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp trên hoạt động. 

Làm rõ trách nhiệm cơ quan chuyên môn quản lý thực phẩm ảnh 2

Đại biểu Nguyễn Hoàng Minh phát biểu tại phiên thảo luận sáng 4-8, Kỳ họp thứ hai HĐND TPHCM khóa IX. Ảnh: Việt Dũng

Đại biểu Nguyễn Hoàng Minh đánh giá, lãnh đạo TP thể hiện sự quan tâm rõ nét đến việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, TP thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp nhằm nhận diện khó khăn, đưa ra giải pháp thiết thực đối với những vấn đề doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm (thuế, hải quan, tài nguyên môi trường, thủ tục hành chính…). Ngành ngân hàng hiện có 3 cơ chế chính hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, gồm: tín dụng, lãi suất, tỷ giá. Ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, năm 2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao TPHCM nhiệm vụ tăng trưởng tín dụng 18%-20%. Đây mà mức tăng cao nhất trong 8 năm qua. Tại TPHCM, hiện dư nợ tín dụng đạt khoảng 1,5 triệu tỷ đồng (tăng khoảng 10% từ đầu năm đến nay). Theo dự đoán, con số này sẽ tiếp tục tăng.

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng, ông Nguyễn Hoàng Minh khẳng định, ngành ngân hàng TPHCM phổ biến quy chế cho vay “mở”. Doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, kinh doanh lỗ nhưng không nợ xấu, quá hạn thì vẫn đủ điều kiện vay ngân hàng. Đồng thời, lãi suất của các ngân hàng giảm 0,3% - 1%; một số tổ chức chỉ 0,1% - 0,3%. Mức lãi suất trên góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. “Một số doanh nghiệp lo lắng lãi suất có thể tăng trong thời gian tới. Ghi nhận ý kiến, ngành ngân hàng TP đã chỉ đạo các ngân hàng giảm chi phí nhằm giảm hoặc giữ mức lãi suất cho vay ổn định. Hiện đa phần các ngân hàng đều chấp hành tốt. Chúng tôi đang theo dõi, báo cáo kịp thời về cấp trên nếu thị trường có biến động” – đại biểu Nguyễn Hoàng Minh cho biết.

KỲ LÂM – ĐƯỜNG LOAN

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận. Ảnh: QUANG PHÚC

Nhanh chóng thay người không chịu làm vì không có lợi ích riêng

Hiện tượng cán bộ có tâm lý sợ trách nhiệm, lan rộng từ Trung ương đến địa phương và từ khu vực công đến khu vực tư, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) trăn trở và đề nghị một trong những việc cần làm ngay là xử lý nghiêm cán bộ "không chịu làm vì không có lợi ích riêng". 

Vững lòng biển đảo

Cựu chiến binh Thành phố Thủ Đức thăm, tặng quà Vùng 2 Hải quân

Ngày 22- 4, tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn đại biểu Hội Cựu chiến binh và đoàn thể phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TPHCM đã đến thăm, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân. Đại tá Lê Bá Quân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng 2 chủ trì tiếp đoàn.

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.