Lo ngại chuyện sa thải người lao động trên 35 tuổi ở các doanh nghiệp FDI

Sáng 19-6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo về lao động trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 

 

Quang cảnh buổi hội thảo
Quang cảnh buổi hội thảo

Đáng lưu ý, bày tỏ lo ngại về tình hình sa thải người lao động (NLĐ) trên 35 tuổi diễn ra khá nhiều ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp FDI sa thải NLĐ trên 35 tuổi bởi một số ngành, nghề không còn phù hợp. 

Phát biểu tại hội thảo, từ góc nhìn của lãnh đạo địa phương, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, sự gia tăng lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh liên tục đặt ra nhiều vấn đề xã hội như: nhà ở cho công nhân, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông… Do đó, việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI là cần thiết.

Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, ông Phạm Văn Cộng cho rằng: Cần chuyển hướng thu hút FDI trong thời gian tới theo hướng tăng chất lượng, tăng nhanh ngành dịch vụ công nghiệp kỹ thuật cao, đặc biệt chú trọng thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, cần xây dựng thí điểm vài khu công nghiệp sinh thái hướng tới chỉ thu hút các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa cùng ngành, cùng lĩnh vực và có liên kết, hỗ trợ nhau phát triển.

Đáng lưu ý, bày tỏ lo ngại về tình hình sa thải người lao động (NLĐ) trên 35 tuổi diễn ra khá nhiều ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp FDI sa thải NLĐ trên 35 tuổi bởi một số ngành, nghề không còn phù hợp. Doanh nghiệp sợ phải trả lương cao, đóng BHXH cao hơn cho NLĐ có thâm niên. Bên cạnh đó, một số lao động sau tuổi 35 không đáp ứng được yêu cầu công việc, trong lúc nguồn lao động trẻ dồi dào. Hậu quả là NLĐ mất việc làm, bất ổn an sinh xã hội.

“Cần có các chính sách cụ thể để bảo vệ nhóm NLĐ yếu thế, hạn chế tình trạng sa thải lao động trên 35 tuổi”, ông Ngọ Duy Hiểu, một đại biểu Quốc hội, nhận định. Theo đó, Nhà nước nghiên cứu, ban hành các quy định của pháp luật thằm thắt chặt, hạn chế tình trạng doanh nghiệp FDI sa thải NLĐ sau tuổi 35. Cần có quy định và mở rộng quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN khi lao động bị sa thải sau tuổi 35. Cũng cần có chính sách tổng thể đối với NLĐ bị mất việc làm, đồng thời thúc đẩy hoạt động truyền thông để tăng khả năng tiếp cận thông tin của NLĐ trong tìm kiếm việc làm. 

Tin cùng chuyên mục