Lướt qua điện ảnh Triều Tiên

Được tổ chức 2 năm một lần, Liên hoan phim quốc tế Bình Nhưỡng (LHP) là dịp duy nhất người dân CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) được xem trên màn ảnh rộng các bộ phim nước ngoài của Anh, Đức… (không có phim Mỹ). Đồng thời, đây cũng là thời điểm duy nhất người nước ngoài được phép vào rạp xem phim cùng người dân bản địa.
Lướt qua điện ảnh Triều Tiên

Được tổ chức 2 năm một lần, Liên hoan phim quốc tế Bình Nhưỡng (LHP) là dịp duy nhất người dân CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) được xem trên màn ảnh rộng các bộ phim nước ngoài của Anh, Đức… (không có phim Mỹ). Đồng thời, đây cũng là thời điểm duy nhất người nước ngoài được phép vào rạp xem phim cùng người dân bản địa.

Poster bộ phim Meet in Pyongyang.

Poster bộ phim Meet in Pyongyang.

Tại LHP quốc tế Bình Nhưỡng lần thứ 13, lần đầu tiên, người dân Triều Tiên sẽ được xem 2 bộ phim được quay trong nước nhưng phần hậu kỳ được thực hiện ở nước ngoài: phim hài lãng mạn Comrade Kim Goes Flying do Triều Tiên - châu Âu sản xuất và phim Meet in Pyongyang hợp tác với Trung Quốc.

Theo AP, người dân Triều Tiên rất mê điện ảnh mặc dù hầu hết các phim được phép chiếu đều nhằm tuyên truyền cho chế độ. Ở đất nước còn nghèo này, nhiều người sẵn sàng chi trả 500 won (khoảng 5 USD) để được xem những bộ phim sản xuất trong nước hay chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga. Với người không có điều kiện để đến rạp xem phim thì họ thường xem kênh Mansudae, một kênh thường chiếu những phim Trung Quốc và Đông Âu, vào dịp cuối tuần. Trước khi LHP năm nay diễn ra, tại nhà ga xe lửa chính ở Bình Nhưỡng, nơi được trang bị một màn hình cỡ lớn, hàng ngày có hàng trăm người dân tụ tập để thưởng thức phim.

Có lẽ, niềm đam mê điện ảnh của người dân Triều Tiên ảnh hưởng từ nhà lãnh đạo quá cố của họ, ông Kim Jong-il. Từ năm 7 tuổi, ông đã bị cuốn hút bởi bộ phim My Hometown, nói về một người thanh niên trở về quê hương sau khi Triều Tiên được giải phóng khỏi phát xít Nhật. Đến năm 1973, ông đã xuất bản một luận án có tựa đề “On the Art of the Cinema”, trong đó, ông khuyến khích việc làm phim như một cách để nhân dân trở thành người Cộng sản thật sự. Ông viết rằng: “Sáng tạo không đơn giản là một công việc mà còn là nhiệm vụ vinh quang của cách mạng”. Cha của ông Kim Jong-il, lãnh tụ Kim Nhật Thành, cũng từng viết kịch bản cho một bộ phim có tựa đề The Flower Girl.

Ông Choe Hung-ryol, giám đốc đối ngoại của Korean Film Studio, thừa nhận với hãng AP rằng mục đích làm phim của Triều Tiên không chỉ là để tuyên truyền mà còn phải mang lại cảm xúc cho khán giả. Ông nhấn mạnh: “Nếu bạn xem nhiều phim Triều Tiên, bạn hẳn phải khóc rất nhiều. Nếu không, bạn chắc chắn là người không có cảm xúc”. Ngoài ra, người Triều Tiên cũng thường tự hào về các phim trường của họ. Chuyến thăm những nơi này giống như một chuyến đi ngược thời gian, quay về những khu nhà tranh, những cung điện, thành quách cổ xưa của các triều đại đến những quán rượu, nhà thuốc… trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên. “Những du khách Mỹ đến đây rất bất ngờ vì những công trình trong phim trường đều có thật, họ nói rằng ở Hollywood chỉ là mô hình”- ông Choe tự hào nói.

THANH HẢI

Tin cùng chuyên mục