Ngày hội đọc sách lần thứ 1 - Nuôi dưỡng tình yêu sách

Ngày hội đọc sách Việt Nam quy mô toàn quốc lần đầu tiên với chủ đề “Đọc sách cho ngày mai” đã diễn ra vào ngày 23-4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Đây là hoạt động do Vụ Thư viện Bộ VH-TT-DL tổ chức nhằm hưởng ứng “Ngày sách và bản quyền thế giới” được UNESCO chọn.
Ngày hội đọc sách lần thứ 1 - Nuôi dưỡng tình yêu sách

Ngày hội đọc sách Việt Nam quy mô toàn quốc lần đầu tiên với chủ đề “Đọc sách cho ngày mai” đã diễn ra vào ngày 23-4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Đây là hoạt động do Vụ Thư viện Bộ VH-TT-DL tổ chức nhằm hưởng ứng “Ngày sách và bản quyền thế giới” được UNESCO chọn.

Không khí của ngày hội đọc sách lần 1

Không khí của ngày hội đọc sách lần 1

Sân khấu chính của lễ hội được tổ chức trước nhà Thái học, sau phần khánh tiết, nhiều chương trình biểu diễn, giao lưu đã được tổ chức như thuyết trình về văn hóa đọc và kỹ năng đọc sách siêu tốc; thi nghệ thuật xếp sách; thi vẽ tranh theo sách; thi tìm hiểu kiến thức qua sách báo; thi viết giới thiệu về cuốn sách em yêu thích; thi hùng biện về một cuốn sách yêu thích… Trong vòng buổi sáng, hàng ngàn cuốn sách hay như “Những tấm lòng cao cả”; “Timua và đồng đội”; “Ngô Bảo Châu - một Nobel toán học”… đã được bạn đọc đón nhận. Hàng người dài nối đuôi nhau, kiên nhẫn đợi đến lượt để được tặng sách đã chứng tỏ tình yêu dành cho sách chưa vơi cạn.

Là một trong hai khách mời diễn thuyết trong ngày hội đọc sách Việt Nam lần thứ 1, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên bày tỏ sự vui mừng khi ngày hội đọc sách thu hút đông đảo người dân tham gia. Song theo ông, việc tôn vinh, xây dựng văn hóa đọc không phải chỉ nhờ vào việc tổ chức một vài ngày hội mà cần đến sự tham gia của toàn thể xã hội. Người ta sẽ đọc sách nhiều hơn nếu có nhiều thể loại sách cho người đọc lựa chọn, có nhiều loại sách tốt và được tiếp cận nhiều hơn với các thông tin về sách trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo ông Nguyên, để kích thích người đọc cũng cần đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật, như việc số hóa sách trong hệ thống thư viện. Số hóa sẽ giúp người đọc tiếp cận với sách nhanh hơn, đông hơn. Ngoài ra, việc đọc trong thời điểm này không nhất thiết phải đọc trên giấy, đọc sách in mà cũng có thể là đọc trên mạng, hoặc tiếp cận với sách bằng nhiều hình thức hiện đại khác và đó là môi trường thuận lợi cho văn hóa đọc phát triển.

Tiếc rằng, ngày hội đọc sách Việt Nam lần thứ 1 đã dành quá nhiều không gian cho các NXB để bán sách mà chưa quan tâm tới không gian để đọc và thưởng thức sách. Nếu chỉ đến ngày hội để xem trưng bày sách và mua sách rẻ thì ngày hội sẽ mất đi phần nào ý nghĩa.

V.XUÂN

Tin cùng chuyên mục