Ngày 2-7, tại Nam Thi House (152 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TPHCM), nhân dịp tiểu thuyết Kim Các Tự của nhà văn Mishima Yukio tái xuất với độc giả Việt qua bản dịch của Nguyễn Văn Thực, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã có buổi trò chuyện về ẩn ức cái đẹp trong tác phẩm này.
Chương trình được dẫn dắt bởi nhà văn trẻ Huỳnh Trọng Khang. Dù cách biệt nhau về thế hệ nhưng hành trình khám phá và cắt nghĩa cái đẹp trong tác phẩm Kim Các Tự của nhà văn Mishima đã xóa nhòa ranh giới này.

Theo nhà văn trẻ Huỳnh Trọng Khang, nhiều tác phẩm của các nhà văn Nhật Bản chưa được dịch hoặc chỉ được in một lần ở Việt Nam nhưng Mishima Yukio thì ngược lại. Ngoài Kim Các Tự còn có Tiếng triều dâng cũng được dịch và in nhiều lần.
Cũng theo anh, Kim Các Tự không phải là tác phẩm xuất sắc nhất của Mishima nhưng là tác phẩm được phương Tây chú ý. Từ năm 1963-1968, trong vòng 5 năm, Mishima liên tục được đề cử cho giải Nobel Văn học.


“Giờ đây, đọc bản dịch của Nguyễn Văn Thực, tôi giống như có thêm một trải nghiệm mới. Văn học Nhật là văn học của cái đẹp. Ngoài Ngàn cánh hạc, Xứ tuyết, Mộng phù kiều còn có Kim Các Tự. Đọc lại tác phẩm này, tôi nghĩ rằng chúng ta bắt đầu trả lại những giá trị đích thực của văn chương. Cảm giác đọc Kim Các Tự bây giờ, cái đẹp đang trở về vừa khiêm nhường nhưng cũng vừa rất huy hoàng”, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu bày tỏ.

Các tin, bài viết khác
-
Sách tranh Việt nhiều khởi sắc
-
Ra mắt sách song ngữ Chuyện mùa trăng
-
Đưa tư tưởng của Bác đến gần sinh viên hơn với tủ sách “Hồ Chí Minh“
-
Tìm về di sản của Thạch Lam
-
Trường ca Mẹ - biểu tượng của lòng hy sinh vì đất nước
-
Trẻ em Việt viết văn… như Tây
-
“1% mỗi ngày”: Cuộc “tiếp sức” quý giá cho người trẻ
-
Việt Nam văn hóa sử cương: Cuốn sách đầu tiên và có hệ thống nhất về văn hóa Việt Nam
-
Sơn,Goal! - Truyện Manga Nhật Việt đầu tiên chính thức ra mắt
-
Hội sách Thiếu nhi TPHCM lần III đạt doanh thu 800 triệu đồng