Nhà thơ Đoàn Vị Thượng (tên thật Trần Quang Đoàn), sinh năm 1959 tại Quảng Ngãi. Ông bắt đầu nổi tiếng từ thập niên 80 của thế kỷ trước, với bài thơ Bụi phấn.
Ông có hơn 10 năm làm giáo viên tiểu học ở quận 11, TPHCM trước khi chuyển sang làm báo, công tác tại Báo Giáo dục và Thời đại.

Trước đó, vào cuối tháng 12-2020, tại chi nhánh phía Nam của NXB Hội Nhà văn, đã diễn ra chương trình gặp gỡ Đoàn Vị Thượng & Bạn bè do gia đình cùng các thân hữu, đặc biệt là nhà văn Trần Nhã Thụy, Trưởng Chi nhánh NXB Hội Nhà văn tại TPHCM tổ chức. Chương trình cũng là buổi ra mắt tập thơ Đoàn Vị Thượng - thơ gồm 63 bài do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Thời điểm đó, do đang nằm viện nên nhà thơ Đoàn Vị Thượng không thể có mặt tại chương trình ra mắt tập thơ của mình. Nhưng bù lại, có rất nhiều đồng nghiệp là các nhà văn, nhà thơ tới tham dự và chia vui với ông như Phạm Sỹ Sáu, Phan Hoàng, Hoài Vũ, Thiên Hà, Lê Thị Kim, Trương Anh Quốc, Trần Quốc Toàn…

Cũng theo nhà văn Trần Nhã Thụy, thơ của Đoàn Vị Thượng không phải là thơ thiền, nhưng tinh thần Phật giáo buông nhẹ mọi bề, khiến thơ ông có lúc như reo vui, đầy nhựa sống, nhưng vẫn lẩn khuất nỗi buồn phận người, với nỗi lo vụn vặt đời thường.
Theo thông tin từ người thân của nhà thơ Đoàn Vị Thượng, gia đình dự định sẽ khâm liệm nhà thơ Đoàn Vị Thượng vào lúc 20 giờ tối cùng ngày, linh cữu quàn tại số 41/9 Trần Kế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận, TPHCM. Sau đó, sáng mùng 8 Tết (ngày 19-2), gia đình sẽ đưa linh cữu ông đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa (TPHCM).
Các tin, bài viết khác
-
Phim Việt tham dự LHP Berlin 2021
-
“Người trồng rừng”: Ngợi ca sức mạnh tiềm ẩn của việc gieo hạt
-
Lần đầu tiên khán giả Việt Nam được xem siêu phẩm điện ảnh Hollywood công chiếu trực tuyến
-
Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng các công trình văn hóa - thể thao
-
Bộ phim “Mười” phần 2 xác nhận quay trở lại
-
Giải thưởng Quả cầu vàng 2021: Mùa giải “khó quên”
-
Nỗ lực sáng đèn sàn diễn
-
Đề xuất xây mới nhiều công trình văn hóa, thể thao ở TPHCM
-
Độc đáo quảng bá du lịch
-
“Bác sĩ” của sách cũ