Những chiếc “taxi miễn phí”

Quảng Thị Khâm (25 tuổi, ngụ phường 5, quận 8) là con gái lớn trong gia đình cận nghèo, dưới Khâm là 2 em gái. Hết lớp 7, Khâm đã phải nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình. Khâm rất muốn đi học nghề nhưng gia đình đều khước từ vì em là nguồn lao động chính trong nhà, không thể để em nghỉ làm để đi học.

Quảng Thị Khâm (25 tuổi, ngụ phường 5, quận 8) là con gái lớn trong gia đình cận nghèo, dưới Khâm là 2 em gái. Hết lớp 7, Khâm đã phải nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình. Khâm rất muốn đi học nghề nhưng gia đình đều khước từ vì em là nguồn lao động chính trong nhà, không thể để em nghỉ làm để đi học.

Biết trường hợp của Khâm nhờ sự giới thiệu của UBND phường 5, nhân viên công tác xã hội Tổ chức Trẻ em và Phát triển (E&D) đã đến tận nhà. Nhân viên xã hội nói chuyện với Khâm, cùng phân tích điểm mạnh, điểm yếu về nghề nghiệp của em và trao đổi với gia đình, tác động để đồng ý cho em đi học nghề phục vụ nhà hàng ở Trường Nghiệp vụ nhà hàng TPHCM (thuộc Sở LĐTB-XH). Hết khóa học, Khâm đi làm với mức lương 3 triệu đồng/tháng, nhưng Khâm vẫn muốn đi học thêm nữa. Được nhân viên xã hội tư vấn, Khâm quyết định duy trì việc làm ở nhà hàng cũ vào buổi tối để có thu nhập phụ giúp gia đình. Còn ban ngày, Khâm đi học thêm khóa học quản lý nhà hàng của trường trung cấp nghề.

Mức học phí ở trường khá cao, nhân viên xã hội lại trao đổi với nhà trường xin giảm học phí cho em. Đồng thời, liên kết với một số tổ chức khác để hỗ trợ học phí. Hoàn thành khóa học, Khâm làm quản lý cho nhà hàng với mức lương 4 triệu đồng/tháng và em vừa được tăng lương. Khâm đang học thêm tiếng Anh để có thể phục vụ tốt khách nước ngoài, “mối” học tiếng Anh cũng được nhân viên xã hội giới thiệu để em được ưu đãi. Khâm chia sẻ, em hay mặc cảm, thiếu tự tin do những người xung quanh hay nói em xấu xí. Nhưng giờ đây, em đã vượt qua tất cả nhờ có sự động viên của các anh chị làm công tác xã hội.

Chuyện của Khâm là một trong cả ngàn câu chuyện đã thành công, cả ngàn thân phận đã được đổi đời bằng phương pháp “Đồng hành cùng gia đình” mà nhân viên xã hội áp dụng. Ở đó, nhân viên xã hội cùng gia đình của đối tượng hưởng lợi từng bước tự giải quyết các vấn đề mà gia đình gặp phải. Từng bước khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, tận dụng nguồn lực sẵn có giúp thân chủ tự tin hơn và tự giải quyết các vấn đề gặp phải. Công tác xã hội như chiếc taxi miễn phí. Nhân viên xã hội là người tài xế, biết đường đi, biết các thách thức, trở ngại trên đường và biết các ngõ đi nhanh. Thân chủ là hành khách, quyết định khi nào đi và nơi họ muốn đến. Hành trình kéo dài trong 6-9 tháng, có định hướng về tương lai rõ ràng. Sau khi chở thân chủ tới nơi, thân chủ và các thành viên trong gia đình sẽ tiếp tục hành trình của họ.

5 năm qua, 1.500 gia đình được đồng hành bằng phương pháp trên, trong đó 80% thân chủ thành công - tự giải quyết các vấn đề của mình. Nhân viên xã hội không có trách nhiệm làm thay gia đình. Trách nhiệm của người làm công tác xã hội là giới thiệu một cơ hội cho gia đình. Đó là mối quan hệ hỗ trợ, đồng hành và theo dõi sự phát triển của gia đình.

Thạc sĩ ĐỖ THỊ BÍCH PHƯỢNG
Trưởng đại diện Việt Nam, Tổ chức Trẻ em và Phát triển (E&D)

Tin cùng chuyên mục