Thị trường chứng khoán tụt dốc
Lần đầu tiên trong năm 2018, cả 3 chỉ số chính của TTCK Mỹ đều mang sắc đỏ. Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 0,1% xuống còn 2.748,23. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,1% xuống 25.369,13, trong khi chỉ số Nasdaq giảm 0,1% xuống còn 7.153,57 điểm. Chỉ số Russell 2000 của các cổ phiếu vốn nhỏ đã giảm 0,30 điểm, hoặc ít hơn 0,1%, xuống còn 1.559,80 điểm.
Tiếp nối ngay sau đó, tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,3% xuống 23.707,31 điểm, TTCK Sydney để mất 0,6%, chứng khoán Singapore giảm 0,2% và chứng khoán Seoul giảm 0,6%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,5% xuống còn 3.405,93. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,6%, xuống còn 6.057,10 điểm.
Bên cạnh chứng khoán, trên thị trường tiền tệ, đồng USD cũng tiếp tục suy yếu so với đồng yen, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết sẽ giảm dần chương trình mua trái phiếu để kích thích kinh tế. Đồng EUR tiếp tục tăng giá so với đồng USD, vượt ngưỡng quan trọng là 1 EUR đổi được 1,2 USD. Thực ra, giá trị USD cũng bấp bênh trong những tháng gần đây do những đồn đoán các ngân hàng trung ương đang tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ, thu hẹp khoảng cách với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Lo ngại Trung Quốc dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ
Theo Bloomberg, TTCK thế giới bất ngờ quay đầu do có thông tin Chính phủ Trung Quốc đang rà soát lại dự trữ ngoại hối của nước này để cân nhắc giảm tốc hoặc dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ.
Thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ hiện có quy mô 14.500 tỷ USD, là thị trường trái phiếu chính phủ lớn nhất thế giới. Trong khi Trung Quốc là nước sở hữu kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, hiện ở mức 3.100 tỷ USD.
Thông tin Trung Quốc tính dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ diễn ra đúng lúc Mỹ chuẩn bị phát hành nhiều trái phiếu chính phủ hơn và trong bối cảnh thị trường trái phiếu toàn cầu có những dấu hiệu bán tháo sau nhiều năm duy trì hoạt động để kích cầu nền kinh tế. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết sẽ giảm quy mô mua trái phiếu chính phủ. Điều này dẫn đến lo ngại rằng BOJ đang bắt đầu thu hẹp các chính sách nới lỏng tiền tệ, tiếp sau động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Thực ra, ngay khi gói giảm thuế của Tổng thống Donald Trump được đưa vào thực tế, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin từng cảnh báo Mỹ có thể sẽ khó vay tiền từ Trung Quốc hơn.
Hiện chưa rõ đề xuất giảm tốc hoặc dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ có được Chính phủ Trung Quốc nhất trí hay không nhưng thông tin mới nhất cũng không khỏi khiến các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu lo lắng. Ngày 11-1, trong lúc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc chưa có bình luận nào về thông tin này, thì hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên cho rằng Trung Quốc đang đa dạng hóa các khoản đầu tư dự trữ ngoại hối và các khoản đầu tư của Trung Quốc vào trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ theo định hướng thị trường.
Nếu thông tin trên là sự thật, các nhà hoạch định chính sách Mỹ chắc chắn cần phải rất thận trọng sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump mới đây đã chấp nhận gói giảm thuế ước tính sẽ khiến ngân sách Mỹ thâm hụt thêm đến 1.500 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Tuy nhiên, ông Nathan Sheets, chuyên gia kinh tế trưởng tại PGIM Fixed Income nhận định, nếu Trung Quốc đưa ra bất kỳ chính sách nào gây ra bất ổn trên thị trường nợ Chính phủ Mỹ (trong khi chính Trung Quốc đang nắm giữ rất nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ), chắc chắn bản thân Trung Quốc cũng không có lợi gì.
Lần đầu tiên trong năm 2018, cả 3 chỉ số chính của TTCK Mỹ đều mang sắc đỏ. Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 0,1% xuống còn 2.748,23. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,1% xuống 25.369,13, trong khi chỉ số Nasdaq giảm 0,1% xuống còn 7.153,57 điểm. Chỉ số Russell 2000 của các cổ phiếu vốn nhỏ đã giảm 0,30 điểm, hoặc ít hơn 0,1%, xuống còn 1.559,80 điểm.
Tiếp nối ngay sau đó, tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,3% xuống 23.707,31 điểm, TTCK Sydney để mất 0,6%, chứng khoán Singapore giảm 0,2% và chứng khoán Seoul giảm 0,6%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,5% xuống còn 3.405,93. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,6%, xuống còn 6.057,10 điểm.
Bên cạnh chứng khoán, trên thị trường tiền tệ, đồng USD cũng tiếp tục suy yếu so với đồng yen, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết sẽ giảm dần chương trình mua trái phiếu để kích thích kinh tế. Đồng EUR tiếp tục tăng giá so với đồng USD, vượt ngưỡng quan trọng là 1 EUR đổi được 1,2 USD. Thực ra, giá trị USD cũng bấp bênh trong những tháng gần đây do những đồn đoán các ngân hàng trung ương đang tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ, thu hẹp khoảng cách với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Lo ngại Trung Quốc dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ
Theo Bloomberg, TTCK thế giới bất ngờ quay đầu do có thông tin Chính phủ Trung Quốc đang rà soát lại dự trữ ngoại hối của nước này để cân nhắc giảm tốc hoặc dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ.
Thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ hiện có quy mô 14.500 tỷ USD, là thị trường trái phiếu chính phủ lớn nhất thế giới. Trong khi Trung Quốc là nước sở hữu kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, hiện ở mức 3.100 tỷ USD.
Thông tin Trung Quốc tính dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ diễn ra đúng lúc Mỹ chuẩn bị phát hành nhiều trái phiếu chính phủ hơn và trong bối cảnh thị trường trái phiếu toàn cầu có những dấu hiệu bán tháo sau nhiều năm duy trì hoạt động để kích cầu nền kinh tế. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết sẽ giảm quy mô mua trái phiếu chính phủ. Điều này dẫn đến lo ngại rằng BOJ đang bắt đầu thu hẹp các chính sách nới lỏng tiền tệ, tiếp sau động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Thực ra, ngay khi gói giảm thuế của Tổng thống Donald Trump được đưa vào thực tế, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin từng cảnh báo Mỹ có thể sẽ khó vay tiền từ Trung Quốc hơn.
Hiện chưa rõ đề xuất giảm tốc hoặc dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ có được Chính phủ Trung Quốc nhất trí hay không nhưng thông tin mới nhất cũng không khỏi khiến các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu lo lắng. Ngày 11-1, trong lúc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc chưa có bình luận nào về thông tin này, thì hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên cho rằng Trung Quốc đang đa dạng hóa các khoản đầu tư dự trữ ngoại hối và các khoản đầu tư của Trung Quốc vào trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ theo định hướng thị trường.
Nếu thông tin trên là sự thật, các nhà hoạch định chính sách Mỹ chắc chắn cần phải rất thận trọng sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump mới đây đã chấp nhận gói giảm thuế ước tính sẽ khiến ngân sách Mỹ thâm hụt thêm đến 1.500 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Tuy nhiên, ông Nathan Sheets, chuyên gia kinh tế trưởng tại PGIM Fixed Income nhận định, nếu Trung Quốc đưa ra bất kỳ chính sách nào gây ra bất ổn trên thị trường nợ Chính phủ Mỹ (trong khi chính Trung Quốc đang nắm giữ rất nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ), chắc chắn bản thân Trung Quốc cũng không có lợi gì.