Núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào

Ngày 26-4, Trung tâm Giảm nhẹ Nguy cơ Địa chất và Núi lửa Indonesia (CVGHM) cho biết, núi lửa Sinabung tại tỉnh Bắc Sumatra phun trào, tạo cột tro bụi cao 1.000 mét bao phủ phía trên đỉnh núi về phía Đông. 
Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Sinabung tại làng Tiga Pancur ở Karo, Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 14-2-2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Sinabung tại làng Tiga Pancur ở Karo, Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 14-2-2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo CVGHM, núi lửa Sinabung phun trào vào lúc 1 giờ 55 phút sáng cùng ngày và kéo dài trong 175 giây. Trước đó khoảng 1 giờ 45 phút, núi lửa cũng phun cột tro bụi cao 500 mét trong 167 giây.

CVGHM yêu cầu ngừng các hoạt động tại những khu vực nằm trong bán kính 3km từ núi lửa, đồng thời hối thúc người dân tránh xa những con sông bắt nguồn từ núi Sinabung. Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà để tránh hít phải tro bụi từ núi lửa.

Núi lửa Sinabung gia tăng hoạt động kể từ tháng 8 năm ngoái. Ngày 2-3, ngọn núi này đã phun trào tro bụi cao tới khoảng 3km lên bầu trời. Đây là lần phun trào mạnh nhất của ngọn núi kể từ tháng 8-2020. Chính quyền tỉnh Bắc Sumatra đã ban bố cảnh báo núi lửa ở cấp độ cao thứ 2 trong thang cảnh báo. 

Núi lửa Sinabung "thức giấc" trở lại lần đầu tiên năm 2010 sau 400 năm. Sau một giai đoạn ngưng hoạt động, núi lửa lại phun trào một lần nữa vào năm 2013 và vẫn tiếp tục hoạt động mạnh kể từ đó. Đợt phun trào năm 2014 làm 16 người thiệt mạng, trong khi đã có 7 người thiệt mạng trong một đợt phun trào trong năm 2016. 

Do nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực ẩn chứa nhiều bất ổn về các hoạt động địa chấn, Indonesia thường xuyên hứng chịu các trận động đất hoặc núi lửa phun trào. Ước tính Indonesia có gần 130 núi lửa vẫn đang hoạt động.

Đọc nhiều nhất

PlasticRoad ở Hà Lan

Giải pháp thay thế vật liệu xây dựng truyền thống

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, vật liệu xây dựng và hoạt động xây dựng đóng góp gần 40% tổng lượng CO2 mà con người tạo ra mỗi năm. Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường cũng như kiểm soát việc khan hiếm nguồn cung, một số quốc gia trên thế giới nghiên cứu và đưa vào sử dụng những vật liệu xây dựng bền vững hơn.

Hồ sơ - tư liệu

Hệ lụy từ xã hội siêu cạnh tranh

Sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra một loạt chính sách mới để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của giáo viên trước nạn bắt nạt từ phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, những chính sách này cũng không đáp ứng được yêu cầu trước đó của giáo viên và xem chừng lợi bất cập hại.

Chuyện đó đây

AI giúp phát hiện sớm gen gây bệnh

Các nhà nghiên cứu tại Công ty DeepMind của Google đã thiết kế hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các gen có khả năng gây bệnh, đồng thời tin rằng, họ đã xác định được 89% các đột biến quan trọng về gen.