Lô hàng này là Bánh dừa nướng mè, 7 container 20 feet tương đương 200.000 gói sản phẩm. Đây là sản phẩm OCOP đầu tiên của TP Đà Nẵng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Ngày 5-3, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đã có chuyến khảo sát Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Bù Đăng và thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Cà dừa Thượng Lộc và hành lá Thuần Thiện (huyện Can Lộc) đã tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng từ lâu đời ở tỉnh Hà Tĩnh. Đây là hai sản phẩm nông sản vừa tạo nguồn thu nhập kinh tế ổn định, nâng cao đời sống, vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương.
Nghị quyết 20 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nêu rõ: Phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 20, từng địa phương, đơn vị tại TPHCM đã tập trung triển khai đúng định hướng và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Người đầu tiên ở tỉnh Phú Yên tạo ra sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa bản địa được xếp hạng OCOP (mỗi xã một sản phẩm) 4 sao là chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (44 tuổi, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp du lịch cộng đồng An Mỹ).
Rời bỏ các đô thị nhộn nhịp, những cử nhân về quê, vùng chiêm trũng, miền núi, làng biển của tỉnh Quảng Bình khởi nghiệp bằng sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Họ không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều người dân, phát triển kinh tế, giúp người dân đi lên bền vững.
Tối 23-12, Sở Công Thương Đà Nẵng tổ chức chương trình “Quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng – Đà Nẵng 2022” kết hợp phát động “Tuần lễ khuyến mại kích cầu mua sắm” (đợt 2).
Từ thế mạnh vùng sen Đồng Tháp, sau nhiều lần trăn trở tại sao mình không tạo ra những sản phẩm từ hạt sen mang giá trị dinh dưỡng cao giúp tăng thu nhập cho bản thân, đồng thời cũng giúp được nông dân có được đầu ra cho nguyên liệu, chị Nguyễn Thúy Kiều đã khởi nghiệp theo hướng đi này.
Ngày 17-11, Hội nghị Kết nối cung cầu giữa TPHCM và các tỉnh, thành lần thứ 11 năm 2022 chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu thể dục thể thao Phú Thọ (quận 10, TPHCM). Chương trình thu hút 500 gian hàng trưng bày và trên 1.000 doanh nghiệp đến từ 42 tỉnh, thành trong cả nước tham gia.
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức hội nghị “Kết nối cung cầu hàng hóa giữa tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh, thành phố gắn với việc ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử năm 2022”.
Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá trên các “chợ mạng” mà sản phẩm OCOP (sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn TPHCM đã tiếp cận nhiều hơn tới người tiêu dùng, nhà phân phối, bán lẻ.
Hội Nông dân huyện Bình Chánh (TPHCM) phối hợp Hội Doanh nhân trẻ TP Cần Thơ và Công ty TNHH Truyền thông số Mekong Expo tổ chức buổi tập huấn và ký kết với các hội viện, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp đưa sản phẩm OCOP, tiền ICOP, sản phẩm đặc trưng của huyện lên sàn thương mại điện tử Mekongexpo.vn.
Với 3 trụ cột là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số, đề án “Chuyển đổi số” của tỉnh Đồng Tháp được dày công xây dựng, hiện thực hóa tầm nhìn, quyết tâm và khát vọng của tỉnh. Qua đó, thúc đẩy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ của các cấp, các ngành và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp...
Sau 3 năm thực hiện chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh Đồng Nai đã có 100 sản phẩm OCOP được công nhận, gồm 36 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 64 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao của 45 chủ thể.
Mặc dù vùng ĐBSCL đã phát triển hơn 1.000 sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) nhưng không phải sản phẩm nào cũng phát huy hết tiềm năng, thế mạnh. Các chuyên gia cho rằng, để sản phẩm OCOP của vùng có vị thế ổn định, ngoài mẫu mã đẹp rất cần sự song hành của địa phương và các kênh phân phối trên cả nước.
Là hoạt động thiết thực của Bộ Công thương nhằm triển khai chuỗi hoạt động đẩy mạnh thương mại điện tử tại TP Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, đẩy mạnh phương thức phân phối hiện đại, đặc biệt là tận dụng lợi thế của thương mại điện tử phát triển kinh doanh; tạo điều kiện trao đổi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các HTX, làng nghề, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn…